Cận cảnh 'báu vật' của núi rừng Tây Bắc được ép thành bánh, giá cả chục triệu đồng

Những bánh trà lên men từ loại trà Shan Tuyết cổ thụ được chế biến cầu kỳ qua nhiều công đoạn thực sự được coi là 'báu vật' của vùng núi Tây Bắc bởi càng để lâu, giá trị càng tăng.

Chị Lý Bùi Mương (nhân viên HTX chế biến trà Phìn Hồ, Hoàng Su Phì, Hà Giang) chia sẻ về "báu vật" của núi rừng Tây Bắc.

Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu trà Shan Tuyết cổ thụ ở Hà Giang, người làm trà trên vùng núi cao này đã nghiên cứu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước, cho ra sản phẩm trà ép bánh đầu tiên.

Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu trà Shan Tuyết cổ thụ ở Hà Giang, người làm trà trên vùng núi cao này đã nghiên cứu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước, cho ra sản phẩm trà ép bánh đầu tiên.

Nếu là trà thường (các loại trà xanh, hồng trà…) để qua thời gian hoặc lưu trữ trong điều kiện không tốt thì phẩm trà sẽ đi xuống. Nhưng với trà Shan Tuyết khi được ép bánh càng để lâu, giá trị và phẩm trà càng tăng, đó là sự khác biệt.

Do đặc tính trà cổ thụ có nội chất mạnh, được thu hái theo quy cách (thường là một tôm hai lá), sơ chế, lên men, khi đem ép bánh chặt sẽ hạn chế tiếp xúc không khí, độ ẩm, nhiệt độ từ bên ngoài.

Trà được ép chặt nhưng nội chất vẫn tiếp tục chuyển biến, lên men chậm theo thời gian (ép càng chặt, độ biến chuyển càng chậm, càng tốt để lưu giữ lâu năm), hàm lượng khoáng chất trong trà như axit amin, các loại vitamin, độ ngọt umami càng biến chuyển dày và phong phú hơn.

Chất chát (tanin) trong trà ép bánh qua thời gian trở nên dịu thắm, dậy mùi hương tươi của trà xanh cổ thụ, hương hoa lan. Càng để lâu, hương tươi mới trong bánh trà càng thơm.

Cheo leo trên đỉnh núi, ẩn hiện trong mây chiều, những cây chè Shan Tuyết cổ thụ vài trăm năm tuổi trên vùng đất Phìn Hồ (xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) vẫn vững vàng với thời gian, trầm mặc chứng kiến sự đổi thay của vạn vật và tiếp tục là nhân vật trung tâm trong những câu chuyện cổ, kim.

Cheo leo trên đỉnh núi, ẩn hiện trong mây chiều, những cây chè Shan Tuyết cổ thụ vài trăm năm tuổi trên vùng đất Phìn Hồ (xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) vẫn vững vàng với thời gian, trầm mặc chứng kiến sự đổi thay của vạn vật và tiếp tục là nhân vật trung tâm trong những câu chuyện cổ, kim.

Chia sẻ với PV Báo Sức Khỏe & Đời sống, chị Lý Bùi Mương (nhân viên HTX chế biến trà Phìn Hồ, Hoàng Su Phì, Hà Giang) cho biết: "Để "ra lò", mỗi bánh trà cần trải qua quá trình từ 2 đến 6 tháng để ủ và lên men sản phẩm, sau đó tiến hành ép bánh (quá trình ép bánh khoảng 2 tuần). Sau khi hoàn thiện, bánh trà có giá tương đương từ hơn 2 triệu đến vài chục triệu tùy kích thước của bánh trà".

Chia sẻ với PV Báo Sức Khỏe & Đời sống, chị Lý Bùi Mương (nhân viên HTX chế biến trà Phìn Hồ, Hoàng Su Phì, Hà Giang) cho biết: "Để "ra lò", mỗi bánh trà cần trải qua quá trình từ 2 đến 6 tháng để ủ và lên men sản phẩm, sau đó tiến hành ép bánh (quá trình ép bánh khoảng 2 tuần). Sau khi hoàn thiện, bánh trà có giá tương đương từ hơn 2 triệu đến vài chục triệu tùy kích thước của bánh trà".

Bánh trà ép Shan Tuyết hình tượng cụ Triệu Mùi Nghính được làm từ 100kg búp và lá trà, trọng lượng khô là 18kg (đường kính 80cm) có giá bán 10 triệu đồng.

Bánh trà ép Shan Tuyết hình tượng cụ Triệu Mùi Nghính được làm từ 100kg búp và lá trà, trọng lượng khô là 18kg (đường kính 80cm) có giá bán 10 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của PV, cụ Triệu Mùi Nghính sinh năm 1928, mất tháng 9 năm 2024. Cụ là một minh chứng sống về tuổi đời của những cây trà Shan Tuyết cổ thụ tại bản Phìn Hồ. "Khi 19 tuổi, bà Nghính đến làm dâu và sinh sống tại bản Phìn Hồ thì đã thấy các đồi trà Shan Tuyết với nhiều cây cổ thụ. Bà tiếp tục kế thừa chăm sóc và thu hái những cây trà Shan Tuyết kể từ đó và truyền lại cho thế hệ sau", chị Lý Bùi Mương nói.

Theo tìm hiểu của PV, cụ Triệu Mùi Nghính sinh năm 1928, mất tháng 9 năm 2024. Cụ là một minh chứng sống về tuổi đời của những cây trà Shan Tuyết cổ thụ tại bản Phìn Hồ. "Khi 19 tuổi, bà Nghính đến làm dâu và sinh sống tại bản Phìn Hồ thì đã thấy các đồi trà Shan Tuyết với nhiều cây cổ thụ. Bà tiếp tục kế thừa chăm sóc và thu hái những cây trà Shan Tuyết kể từ đó và truyền lại cho thế hệ sau", chị Lý Bùi Mương nói.

Trà ép bánh Shan Tuyết là sản phẩm thuần Việt, không chỉ để sử dụng phổ thông mà còn dùng làm vật trang trí không gian nội thất, để chơi, để sưu tầm, như một cách đầu tư và tích lũy cho tương lai.

Trà ép bánh Shan Tuyết là sản phẩm thuần Việt, không chỉ để sử dụng phổ thông mà còn dùng làm vật trang trí không gian nội thất, để chơi, để sưu tầm, như một cách đầu tư và tích lũy cho tương lai.

Trà ép bánh Shan Tuyết có các chữ Phúc, Lộc, Thọ được nhiều khách hàng mua về để trưng bày.

Trà ép bánh Shan Tuyết có các chữ Phúc, Lộc, Thọ được nhiều khách hàng mua về để trưng bày.

Trà Shan Tuyết có hương vị thuần khiết, đặc trưng, là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho vùng núi rừng Tây Bắc.

Trà Shan Tuyết có hương vị thuần khiết, đặc trưng, là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho vùng núi rừng Tây Bắc.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-bau-vat-cua-nui-rung-tay-bac-duoc-ep-thanh-banh-gia-ca-chuc-trieu-dong-169241120173300647.htm
Zalo