Cách xử trí khi bị dị ứng kem chống nắng

Thoa kem chống nắng rất quan trọng để bảo vệ làn da khỏi các tia UV có hại. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với kem chống nắng. Vậy nên xử trí thế nào khi dị ứng kem chống nắng?

1. Vì sao dị ứng kem chống nắng?

Nội dung

1. Vì sao dị ứng kem chống nắng?

2. Xử trí như thế nào?

3. Phòng ngừa dị ứng kem chống nắng

Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên mỗi khi ra ngoài sẽ giúp giảm nguy cơ lão hóa da, giảm mắc ung thư biểu mô tế bào vảy, u hắc tố. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với loại kem này.

Có 2 loại kem chống nắng: Hóa học và vật lý (hay khoáng chất).

- Kem chống nắng hóa học là hợp chất gốc cacbon, còn được gọi là phân tử hữu cơ, Loại này bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) có hại bằng cách hấp thụ năng lượng và ngăn không cho năng lượng đi qua. Các thành phần kem chống nắng hóa học thường gây ra phản ứng dị ứng trên da là oxybenzone (benzophenone-3), dibenzoylmethanes, cinnamates và benzophenones. Các thành phần khác như PABA (axit para-aminobenzoic) cũng đã được chứng minh là gây ra phản ứng dị ứng nhưng hiếm khi được sử dụng trong kem chống nắng.

- Kem chống nắng vật lý không chứa thành phần hóa học mà chỉ chứa kẽm oxit hoặc titan dioxit kết hợp với kẽm oxit để chặn tia UV. Loại này khá hiệu quả, ít gây kích ứng hơn và thường được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ.

Một số người có thể bị dị ứng với kem chống nắng.

Một số người có thể bị dị ứng với kem chống nắng.

Nguyên nhân gây dị ứng khi dùng kem chống nắng là do:

- Một số thành phần trong kem chống nắng như oxybenzone, avobenzone và các chất bảo quản có thể gây kích ứng da.

- Những người có làn da nhạy cảm dễ bị dị ứng hơn.

- Sử dụng kem chống nắng sai cách, quá nhiều hoặc không phù hợp với loại da.

Những người dễ bị dị ứng thường là những người có tiền sử bị dị ứng, viêm da tiếp xúc, làn da nhạy cảm, bệnh trứng cá đỏ...

2. Xử trí như thế nào?

Dị ứng kem chống nắng có thể xuất hiện ngay khi bạn mới bắt đầu hoặc vài ngày sau khi thoa kem chống nắng. Triệu chứng dị ứng kem chống nắng có thể gặp: Da nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu trên da, sưng tấy, mụn nước…

Thử thoa kem chống nắng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng.

Thử thoa kem chống nắng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng.

Khi có các triệu chứng dị ứng, cần thực hiện:

- Ngừng sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng.

- Cần rửa sạch da ngay lập tức bằng nước sạch.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp làm dịu da.

- Có có thể sử dụng hydrocortisone 1% không kê đơn để làm dịu tình trạng viêm.

- Tránh xa ánh nắng mặt trời cho đến khi da bạn lành lại, vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng hiện có.

- Nếu những xử trí trên khi bị dị ứng kem chống nắng mà tình trạng không cải thiện, nên đến gặp bác sĩ da liễu để có cách điều trị tốt nhất.

- Khi có bất kỳ triệu chứng toàn thân nào (như sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc khó thở) hoặc da bị phồng rộp … cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí.

3. Phòng ngừa dị ứng kem chống nắng

Để giảm nguy cơ dị ứng kem chống nắng, bạn nên thực hiện:

- Kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với kem chống nắng hay không bằng cách thoa kem chống nắng lên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng.

- Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn hoặc không chứa những thành phần mà bạn có thể bị dị ứng.

- Chọn kem chống nắng có thành phần tự nhiên hoặc ghi chú "hypoallergenic" (ít gây dị ứng).

- Những người có tiền sử dị ứng da hoặc da nhạy cảm, nên dùng kem chống nắng chỉ chứa khoáng chất để tránh phản ứng tiềm ẩn.

- Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm.

- Nếu lo lắng về việc sử dụng kem chống nắng hóa học, thì có thể chọn kem chống nắng khoáng chất có chứa kẽm oxit riêng lẻ hoặc kết hợp với titan dioxide.

BS.Cao Như Đạt

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-xu-tri-khi-bi-di-ung-kem-chong-nang-169250505180003053.htm
Zalo