Cách nào để xe buýt, metro cạnh tranh được với phương tiện cá nhân?

Ông Nghiêm Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) Hà Nội cho biết, để xe buýt cạnh tranh được với phương tiện cá nhân không dễ, có rất nhiều rào cản, đặc biệt là tư duy của người dân.

Cạnh tranh trên phương diện chi phí, tính an toàn và thái độ phục vụ

Những năm gần đây, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực mở rộng mạng lưới, đầu tư đổi mới phương tiện, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành, giúp người dân tiếp cận dịch vụ vận tải hành khách công cộng dễ dàng hơn.

Từ năm 2021 - 2024, Hà Nội có thêm 2 tuyến tàu điện, Metro Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội kết nối với xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên, sản lượng hành khách vẫn chưa được như kỳ vọng.

Từ đầu năm đến nay sản lượng hành khách của xe buýt và metro, dự tính từ đầu năm đến nay có khoảng 300 triệu lượt khách.

Từ đầu năm đến nay sản lượng hành khách của xe buýt và metro, dự tính từ đầu năm đến nay có khoảng 300 triệu lượt khách.

Ông Phạm Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch - Vận hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội cho hay, từ đầu năm đến nay sản lượng hành khách của xe buýt và metro, dự tính từ đầu năm đến nay có khoảng 300 triệu lượt khách (tăng 8,4%) so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Nghiêm Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội VTHKCC Hà Nội cho biết, để xe buýt cạnh tranh được với phương tiện cá nhân không dễ, có rất nhiều rào cản, đặc biệt là tư duy của người dân.

Tuy nhiên, với sự cộng sinh lẫn nhau của đường sắt và xe buýt, cùng sự quyết tâm, dám làm, sẵn sàng làm của Hà Nội trong xây dựng 6 tuyến đường sắt trên cao, ông Thắng cho rằng, hoàn toàn có thể mang đến lợi thế cho vận tải hành khách công cộng.

Còn theo TS Vũ Hồng Trường, TGĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội để xe buýt, metro hút khách hơn, giai đoạn tới xe buýt tập trung cạnh tranh với phương tiện cá nhân trên phương diện chi phí đi lại, tính an toàn và thái độ phục vụ.

"Hiện giá đã có chỉ cần tăng cường hơn tính an toàn khi tiếp cận nhà ga, thay đổi từ phương thức này sang phương thức khác, khi đi trên xe buýt", ông Trường cho hay.

Vận động cán bộ công chức dùng phương tiện công cộng

Theo ông TS Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông, hiện nay có đến 60-70% khách dùng phương tiện công cộng là người cao tuổi. Lượng hành khách đó sử dụng không giúp giảm nhiều mật độ trong giờ cao điểm, vì người về hưu ít ra đường giờ cao điểm. Do đó, một vấn đề chúng ta chưa thấy là làm sao để tăng người sử dụng trong giờ cao điểm.

"Tôi đề xuất chính quyền thành phố có những phong trào để cán bộ công chức đi làm, trước mắt mỗi tuần mỗi người sẽ có ngày dùng buýt, điều đó sẽ tăng cường tỷ lệ dùng buýt và lâu dần có biện pháp giúp những người tiên phong dùng phương tiện công cộng. Chuyên gia này cho biết bản thân ông đi xe buýt chỉ để xem chất lượng dịch vụ thế nào, cần cải thiện ở đâu…", ông Bình nói.

Hành khách đi tàu điện.

Hành khách đi tàu điện.

Từ đó, ông Bình khẳng định muốn phương tiện vận chuyển công cộng cạnh tranh không dễ, nhất là chưa cạnh tranh được về thời gian đi lại. Do đó, cần có chính sách vận động cán bộ công chức đi nhiều hơn.

Ông Bình cũng cho rằng, cần xem xét cách tăng hấp dẫn cho xe buýt, có thể tạo khó khăn thêm cho các phương tiện cá nhân để hạn chế người dân dùng xe máy và ô tô riêng. Nếu có thể, chính quyền thành phố có thể tạo rào cản cao hơn cho xe máy, ô tô như hạn chế chỗ đỗ xe, chỉ những nơi được quy định chính quy mới được đỗ.

"Tôi nghĩ đó là cứu cánh cho giao thông thành phố. Nếu không có chỗ đỗ, họ sẽ dùng phương tiện công cộng. Đồng thời, cần tăng cường xử phạt xe máy, ô tô đỗ không đúng nơi quy định”, ông Bình nói và dẫn ví dụ Nhật Bản cũng có tỷ lệ đi phương tiện công cộng lớn do việc đi lại các phương tiện cá nhân rất đắt đỏ".

Ông Vũ Hồng Trường nhận định thêm: Ở góc độ doanh nghiệp, để phương tiện VTHKCC hút khách hơn, giai đoạn tới, xe buýt phải cạnh tranh được với phương tiện cá nhân ở các yếu tố: chi phí đi lại, tính an toàn (an toàn trong tiếp cận nhà ga, an toàn trong quá trình chuyển phương tiện, an toàn khi ngồi trên xe) và thái độ phục vụ.

"Cũng cần phải nói rằng, theo xu hướng phát triển tự nhiên, người dân sẽ thích sử dụng phương tiện cá nhân hơn là phương tiện công cộng.

Thực tế đó đòi hỏi phải có cơ chế chính sách kích hoạt tính ưu Việt của phương tiện công cộng và kiểm soát việc sử dụng phương tiện cá nhân một cách hợp lý", ông Trường cho hay.

Lê Khánh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/cach-nao-de-xe-buyt-metro-canh-tranh-duoc-voi-phuong-tien-ca-nhan-10291402.html
Zalo