Các động thái chiến lược của những ông lớn trong ngành thức ăn thủy sản

Ngành hàng cá tra Việt Nam không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội tại mà còn đứng trước những đối thủ láng giềng như: Trung Quốc, Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ và Philippines …

Nuôi cá tra đã trở thành ngành công nghiệp cần lĩnh hội kiến thức mới

Nuôi cá tra đã trở thành ngành công nghiệp cần lĩnh hội kiến thức mới

Trong chuỗi giá trị ngành hàng cá tra, thức ăn chiếm tỷ trọng từ 70 - 75%. Vì vậy, chất lượng thức ăn thủy sản tốt sẽ quyết định đến sự thành công về chất lượng và giá bán của cá thương phẩm.

Do đó, các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản trong nước đang đặt mình vào bối cảnh có sự cạnh tranh mạnh mẽ để không ngừng thay đổi. Giải pháp bắt buộc là phải cải tiến chất lượng, giá thành và xúc tiến những chiến lược hết sức nghiêm túc thể hiện tầm nhìn và sâu sắc.

Đoàn kết nội bộ - nâng cao chất lượng sản phẩm - vươn xa

Đoàn kết nội bộ - nâng cao chất lượng sản phẩm - vươn xa

“Lột xác” để gia tăng thị phần

Thức ăn thủy sản đa dạng nhiều loại, kích cỡ, độ dinh dưỡng. Thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam đã đạt 2,38 tỷ USD trong năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 2,94 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,30% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

Thức ăn thủy sản là hỗn hợp nguyên liệu thô, chất phụ gia và các chất bổ sung khác, có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp và được dùng làm thức ăn cho cá nuôi. Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam được phân chia theo loại thức ăn (loài (tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm sú (Penaeus monodon), cá tra, cá chép, cá da trơn, cá rô phi và các loài khác).

Giải pháp đưa cá tra tiến vào những thị trường khắt khe nhất

Giải pháp đưa cá tra tiến vào những thị trường khắt khe nhất

Thị trường thức ăn thủy sản đang có sự chuyển biến rất mạnh mẽ. Về bản chất thể hiện sự hợp nhất của nhiều Cty trong và ngoài nước để củng cố tiềm lực nắm giữ thị phần mang tính bền vững Những “người chơi chính” không chỉ cạnh tranh dựa trên chất lượng sản phẩm và khuyến mãi mà còn tập trung vào các động thái chiến lược.

Sao Mai Super Feed tham gia thị trường thức ăn thủy sản gần 8 năm qua, với công suất thiết kế ban đầu là 360.000 tấn/năm. Tuy còn khá mới mẻ nhưng Sao Mai Super Feed đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần bằng những giải pháp tích cực. Công nghệ chế biến hiện đại khép kín, nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc tự nhiên (Bột cá biển, khoai mì, đậu nành, cám gạo, Premix …)

Với sự cố vấn và giám sát chặt chẽ của Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Thanh Hùng - Trường Đại học Nông lâm - TP HCM, chất lượng sản phẩm Sao Mai Super Feed được ổn định và không ngừng được cải thiện để nâng cao sức cạnh tranh.

Thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao do sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nhu cầu về thức ăn thủy sản chất lượng cao và bền vững đang gia tăng. Sao Mai Super Feed đang từng ngày tận dụng cơ hội bằng cách phát triển các sản phẩm thức ăn mới, mở rộng sang các thị trường mới và đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến.

“Thức ăn thủy sản Sao Mai đứng trước vận hội mới khi thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng”.

“Thức ăn thủy sản Sao Mai đứng trước vận hội mới khi thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng”.

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều áp lực chung về nguyên liệu, dịch bệnh, thiên tai, Sao Mai Super Feed vẫn nỗ lực đảm bảo hoạt động ổn định và vững vàng với những bước tiến mới trong chiến lược gia tăng thị phần

Trong bối cảnh này, doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, mà còn đóng vai trò kết nối người nông dân với các khâu đầu chuỗi và thị trường tiêu thụ thông qua giải pháp toàn diện bảo vệ ngành chăn nuôi và nguồn cung cấp đạm lâu dài, có chất lượng cho người dân, góp phần định hình tương lai của ngành theo các xu hướng nông nghiệp hiện đại.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cac-dong-thai-chien-luoc-cua-nhung-ong-lon-trong-nganh-thuc-an-thuy-san-post1705454.tpo
Zalo