Các bệnh viện cấp quận, huyện tại TPHCM được đổi tên như thế nào?

Các bệnh viện quận, huyện tại TPHCM sẽ không còn mang tên đơn vị hành chính cũ mà được điều chỉnh tên gọi mới, phù hợp với địa danh, đặc trưng lịch sử - văn hóa hoặc vị trí địa lý.

Ngày 16/7, Sở Y tế TPHCM cho hay, đã có văn bản gửi Sở Nội vụ về việc đổi tên các đơn vị sự nghiệp y tế công lập cấp huyện trực thuộc Sở Y tế TPHCM khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đó, sẽ có 17 bệnh viện cấp huyện trực thuộc tại TPHCM (cũ) được đổi tên gồm các bệnh viện quận: 1, 4, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, TP Thủ Đức, Củ Chi, Nhà Bè và Bình Chánh.

Các bệnh viện được đề xuất đổi tên thành:

Bệnh viện Quận 1 đổi thành Bệnh viện Tân Định; Bệnh viện Quận 4 thành Bệnh viện Khánh Hội;

Bệnh viện Quận 6 thành Bệnh viện Bình Phú;

Bệnh viện Quận 7 thành Bệnh viện Nguyễn Thị Thập; Bệnh viện Quận 8 thành Bệnh viện Chánh Hưng; Bệnh viện Quận 11 thành Bệnh viện Lãnh Binh Thăng; Bệnh viện Quận 12 thành Bệnh viện Trung Mỹ Tây.

Bệnh viện quận Bình Thạnh được đề xuất đổi tên thành Bệnh viện Bình Thạnh.

Bệnh viện quận Bình Thạnh được đề xuất đổi tên thành Bệnh viện Bình Thạnh.

Một số bệnh viện được giữ nguyên tên địa danh nhưng bỏ cụm từ "quận" hoặc "huyện", như:

Bệnh viện quận Bình Tân thành Bệnh viện Bình Tân; Bệnh viện quận Bình Thạnh thành Bệnh viện Bình Thạnh;

Bệnh viện quận Tân Bình thành Bệnh viện Tân Bình; Bệnh viện quận Tân Phú thành Bệnh viện Tân Phú; Bệnh viện quận Gò Vấp thành Bệnh viện Gò Vấp; Bệnh viện quận Phú Nhuận thành Bệnh viện Phú Nhuận;

Bệnh viện Thành phố Thủ Đức thành Bệnh viện Thủ Đức;

Bệnh viện huyện Bình Chánh thành Bệnh viện Bình Chánh;

Bệnh viện huyện Củ Chi thành Bệnh viện Củ Chi; Bệnh viện huyện Nhà Bè thành Bệnh viện Nhà Bè.

Sở Y tế TPHCM cho biết, các bệnh viện sau khi đổi tên vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự. Việc chuyển đổi không làm thay đổi cơ cấu hoạt động, đảm bảo quá trình khám chữa bệnh diễn ra thông suốt.

Theo Sở Y tế, việc đổi tên là bước đi cần thiết nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương và Thành ủy về sắp xếp lại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố.

Các bệnh viện sẽ được đổi tên phù hợp với địa danh, đặc trưng lịch sử - văn hóa hoặc vị trí địa lý.

Các bệnh viện sẽ được đổi tên phù hợp với địa danh, đặc trưng lịch sử - văn hóa hoặc vị trí địa lý.

Sau khi đơn vị hành chính cấp quận, huyện kết thúc hoạt động theo quy định tại Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị, các bệnh viện quận, huyện sẽ không còn mang tên đơn vị hành chính cũ mà được điều chỉnh tên gọi mới, phù hợp với địa danh, đặc trưng lịch sử - văn hóa hoặc vị trí địa lý.

Sở Y tế TPHCM cho biết, quá trình lấy ý kiến UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức trước khi trình UBND thành phố đều nhận được sự đồng thuận cao. Việc đổi tên này nhằm thể hiện rõ tính liên thông trong mô hình tổ chức mới, giúp người dân thuận tiện hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế và xác định cơ quan quản lý trực tiếp.

Dự kiến trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục rà soát và hoàn chỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị sau khi đổi tên, đồng thời cập nhật hệ thống thông tin quản lý để tránh nhầm lẫn trong công tác hành chính và chuyên môn.

Nam Thương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cac-benh-vien-cap-quan-huyen-tai-tphcm-duoc-doi-ten-nhu-the-nao-169250715230046787.htm
Zalo