Các bài thuốc chữa bệnh từ quả nhàu

Cây nhàu là vị thuốc quý mang lại rất nhiều công dụng chữa trị bệnh, dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả nhàu.

Hàm lượng dinh dưỡng từ quả nhàu

Quả nhàu là loại trái cây sần sùi, to bằng quả xoài, màu vàng hoặc xanh, vị đắng và mùi khó chịu. Quả nhàu xuất hiện nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á và đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tại vùng Polynesia, con người sử dụng quả nhàu trong hơn 2.000 năm. Loại quả này được biết đến với công dụng điều trị các vấn đề sức khỏe như táo bón, nhiễm trùng, đau và viêm khớp.

Hàm lượng dinh dưỡng trong 100ml nước ép quả nhàu gồm:

Lượng calo: 47 calo
Carbs: 11 gam
Chất đạm: ít hơn 1 gam
Chất béo: dưới 1 gam
Đường: 8 gam
Vitamin C: 33% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
Biotin: 17% RDI
Folate: 6% RDI
Magiê: 4% RDI
Kali: 3% RDI
Canxi: 3% RDI
Vitamin E: 3% RDI

Giống như hầu hết các loại nước ép trái cây, nước ép quả nhàu chứa chủ yếu là carbs. Nó cũng giàu vitamin C, cần thiết cho làn da và sức khỏe miễn dịch. Ngoài ra, nó là nguồn tuyệt vời của biotin và folate - các vitamin B đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể bạn, gồm cả việc giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Nước ép quả nhàu cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa tổn thương tế bào do các phân tử gọi là gốc tự do gây ra.

Các chất chống oxy hóa chính trong nước ép quả nhàu gồm beta carotene, iridoids và vitamin C và vitamin E. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, ví dụ như nước ép quả nhàu, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường.

Quả nhàu rất tốt cho sức khỏe

Quả nhàu rất tốt cho sức khỏe

Các bài thuốc chữa bệnh từ quả nhàu

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết quả nhàu chứa nhiều thành phần góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số bài thuốc quả nhàu trị tiểu đường:

Trà trái nhàu khô: Khi uống trà trái nhàu, bạn vẫn có thể nhận được nhiều tác dụng tương tự như ăn trái tươi hay uống nước cốt. Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, trái nhàu còn tác dụng giảm đau xương khớp, giảm tê bì chân tay.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

+ Trước tiên, bạn nên chọn những trái tươi ngon, chín tới và rửa sạch.

+ Đun trái nhàu cùng với 1 lít nước, lưu ý đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 - 15 phút.

+ Sau đó, lọc lấy phần nước trà và uống trong ngày.

+ Bạn cũng có thể dùng trái nhàu khô hãm với nước sôi và uống nhiều lần trong ngày.

- Chế rượu từ trái nhàu điều trị tiểu đường: Loại rượu đặc biệt này tác dụng kích thích hoạt huyết, nhiều dưỡng chất rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, rượu trái nhàu còn giúp giảm đau nhức xương khớp, giảm mệt mỏi.

Bạn cần chuẩn bị 1kg trái nhàu và 3 lít rượu nếp. Cách thực hiện như sau:

+ Bổ đôi quả nhàu và đem phơi nắng hoặc sao cho vàng.

+ Tráng bình thủy tinh và cho trái nhàu đã được phơi khô vào bình.

+ Sau đó, đổ rượu nếp vào bình với tỷ lệ 1 kg trái này thì cho 3 lít rượu.

+ Đậy nắp kín và để nơi khô thoáng. Sau 2 tháng là có thể dùng được. Tuy nhiên để càng lâu thì rượu càng ngon. Lưu ý không nên dùng quá mức để tránh gây phản ứng ngược.

- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống nước ép từ trái nhàu để trị tiểu đường. Có thể kết hợp với một số loại trái cây khác để dễ uống hơn.

Ngoài ra, Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Lương y Hoài Vũ cũng hướng dẫn một số bài thuốc chữa bệnh từ quả nhàu như sau:

- Chữa đau lưng, nhức xương khớp: Rễ nhàu hay quả nhàu non, thái nhỏ 100g, ngâm với 800 ml rượu. Sau 3-4 tuần chiết lấy dịch ngâm. Thêm rượu chiết vài lần, gộp dịch chiết. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 ml trước bữa ăn.

- Kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh, đại tiện táo:Quả nhàu chín 3-5 quả, ăn với muối.

- Trị kiết lỵ:Quả nhàu già 3 quả, nướng chín ăn.

Hoặc dùng bài: Lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g, sắc uống.

- Trị mất ngủ, thống phong (gout), kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới:Quả nhàu chín 1kg, đường cát 200g, rượu 1200ml.

Nhàu chín rửa sạch, xay nhuyễn luôn cả hạt cùng với đường và rượu vừa đủ, để vào lọ thủy tinh đậy kín, ủ 5-7 ngày, chắt lấy nước cốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml, sau ăn. Nếu không uống được rượu thì pha loãng với nước ấm.

- Hỗ trợ điều trị vết thương phần mềm (bầm, bong gân, trật khớp, tụ huyết, sưng đau): Quả nhàu chín bẻ đôi thoa lên vết bầm, sau đó bỏ hột giã nát, đắp vào nơi tổn thương, băng lại, ngày thay thuốc 2 lần.

Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả nhàu. Lưu ý, nhàu có tính thông kinh hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai. Người thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm không nên dùng.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/cac-bai-thuoc-chua-benh-tu-qua-nhau-ar890506.html
Zalo