Cà Mau: Thắng lợi trong vụ lúa- tôm
Đề án phát triển ngành tôm Cà Mau giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó, mô hình sản xuất lúa - tôm là mô hình bền vững đang được tỉnh quan tâm nhân rộng. Trong vụ mùa năm nay người dân rất phấn khởi vì lúa- tôm đều trúng mùa và bán được giá cao. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Đây là diện tích lúa – tôm hơn 1,5 héc ta của gia đình Nguyễn Minh Hiếu ở xã Biển Bạch Đông. Năm nay, tôm không chỉ đạt về sản lượng mà giá cả cũng tăng khá cao nên gia đình rất phấn khởi.
Hiện giá lúa ST 24, ST25 được thương lái thu mua với giá từ 11 đến 12 ngàn đồng/kg, cao từ 2-3 ngàn đồng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, giá tôm càng xanh được thương lái thu mua cao hơn 30 ngàn đồng so với cùng kỳ nên người dân rất phấn khởi.
Lúa - Tôm được đánh giá là mô hình sản xuất bền vững đang được nhân rộng ở Cà Mau. Với mô hình này, con tôm ăn những chất phân hủy từ cây lúa và phân thải ra từ tôm giúp cho cây lúa phát triển xanh tốt và tạo ra sản phẩm tôm sạch - lúa hữu cơ. Đặc biệt, nhiều vùng chuyên canh lúa- tôm đạt chuẩn quốc tế như: DAP, ASC.
Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 40.000 héc ta được sản xuất theo mô hình lúa- tôm, trong đó huyện Thới Bình có hơn 19.000 héc ta. Hiện mô hình này đang được người dân đồng tình, tích cực tham gia nhân rộng.
Mô hình sản xuất tôm- lúa được đánh giá là mô hình sản xuất bền vững thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Từ thắng lợi trong vụ mùa năm nay cho thấy đây là mô hình sản bền vững, tạo tiền đề để Cà Mau hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!