Cà Mau: Đê biển Tây 'oằn mình' giữa mùa mưa bão

Đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau dài hơn 108km, là công trình có vai trò phòng thủ xung yếu để bảo vệ sản xuất và đời sống người dân, nhất là vùng ngọt hóa canh tác lúa hai vụ, nuôi cá đồng và rừng tràm.

Ðê biển Tây giờ đây không chỉ có nhiệm vụ ngăn sóng, chống tràn mà đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối các huyện ven biển phía Tây, trở thành động lực thúc đẩy các đô thị ven biển phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Ðê biển Tây giờ đây không chỉ có nhiệm vụ ngăn sóng, chống tràn mà đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối các huyện ven biển phía Tây, trở thành động lực thúc đẩy các đô thị ven biển phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Mùa mưa bão đang bước vào cao điểm, đê biển Tây của tỉnh Cà Mau cũng phải "oằn mình" trước các đợt sóng, triều cường. Công tác bảo vệ đê biển Tây trong mùa mưa luôn được đặt lên hàng đầu.

Mùa mưa bão đang bước vào cao điểm, đê biển Tây của tỉnh Cà Mau cũng phải "oằn mình" trước các đợt sóng, triều cường. Công tác bảo vệ đê biển Tây trong mùa mưa luôn được đặt lên hàng đầu.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được "cứng hóa" toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Tỉnh Cà Mau đã trình cấp thẩm quyền để từng bước khép kín đê biển từ Tây sang Đông để đảm bảo quốc phòng, đồng thời phát triển sản xuất.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được "cứng hóa" toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Tỉnh Cà Mau đã trình cấp thẩm quyền để từng bước khép kín đê biển từ Tây sang Đông để đảm bảo quốc phòng, đồng thời phát triển sản xuất.

Cùng đó, việc bảo vệ, phòng chống sạt lở đê biển để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất các công trình Nhà nước, sản xuất, tài sản của người dân nơi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong suốt thời gian qua.

Cùng đó, việc bảo vệ, phòng chống sạt lở đê biển để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất các công trình Nhà nước, sản xuất, tài sản của người dân nơi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong suốt thời gian qua.

Hiện, hơn 52km đê được kiên cố hóa, hơn 56km đê đất, tổng chiều dài kè bảo vệ bờ biển gần 80km. Dù vậy, vào mùa mưa bão, gió to, sóng lớn cùng triều cường dâng cao vẫn là mối đe dọa trực tiếp tại nhiều khu vực trên đê biển Tây.

Hiện, hơn 52km đê được kiên cố hóa, hơn 56km đê đất, tổng chiều dài kè bảo vệ bờ biển gần 80km. Dù vậy, vào mùa mưa bão, gió to, sóng lớn cùng triều cường dâng cao vẫn là mối đe dọa trực tiếp tại nhiều khu vực trên đê biển Tây.

Mỗi khi bước vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở và xâm thực bờ biển trở nên thường xuyên hơn, trong đó tuyến đê biển Tây phải đối mặt tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Nhiều đoạn đai rừng phòng hộ bị tàn phá, thân đê bị đe dọa, trong trạng thái được bảo vệ nghiêm ngặt.

Mỗi khi bước vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở và xâm thực bờ biển trở nên thường xuyên hơn, trong đó tuyến đê biển Tây phải đối mặt tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Nhiều đoạn đai rừng phòng hộ bị tàn phá, thân đê bị đe dọa, trong trạng thái được bảo vệ nghiêm ngặt.

Theo ghi nhận thực tế, tại một số khu vực, dù đã xây dựng kè chắn sóng nhưng do tác động của gió mạnh và mưa lớn, nhiều con sóng vẫn tác động trực tiếp vào đai rừng phòng hộ, thậm chí tác động đến thân đê.

Theo ghi nhận thực tế, tại một số khu vực, dù đã xây dựng kè chắn sóng nhưng do tác động của gió mạnh và mưa lớn, nhiều con sóng vẫn tác động trực tiếp vào đai rừng phòng hộ, thậm chí tác động đến thân đê.

Tại những đoạn đê bị mất rừng phòng hộ bên ngoài, sóng đánh thẳng vào chân đê, nguy cơ sạt lở rất cao, nhất là trong thời điểm từ tháng 8 dương lịch đến cuối năm, khi gió mùa Tây Nam trên biển hoạt động mạnh.

Tại những đoạn đê bị mất rừng phòng hộ bên ngoài, sóng đánh thẳng vào chân đê, nguy cơ sạt lở rất cao, nhất là trong thời điểm từ tháng 8 dương lịch đến cuối năm, khi gió mùa Tây Nam trên biển hoạt động mạnh.

Ông Phạm Văn Tuyển (ngụ xã Đá Bạc, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: "Cách đây 20 năm, tôi vẫn nuôi trồng thủy sản ngoài bờ kè. Do bãi bị sạt lở, gia đình tôi di chuyển vào trong đê để sản xuất, nhưng tình trạng sóng to, gió lớn, nước mặn tràn qua đê luôn là nỗi lo thường trực của người dân nơi đây".

Ông Phạm Văn Tuyển (ngụ xã Đá Bạc, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: "Cách đây 20 năm, tôi vẫn nuôi trồng thủy sản ngoài bờ kè. Do bãi bị sạt lở, gia đình tôi di chuyển vào trong đê để sản xuất, nhưng tình trạng sóng to, gió lớn, nước mặn tràn qua đê luôn là nỗi lo thường trực của người dân nơi đây".

Chị Hồng Tuyết Linh (ngụ xã Cái Đôi Vàm, tỉnh Cà Mau) cho hay, những nơi chưa có kè bảo vệ, có khi nước lớn, nước biển dâng cao, sóng đánh tràn vào vuông tôm, ảnh hưởng mùa vụ. Nhiều diện tích đất mặt tiền của một số hộ dân gần như đã bị sóng đánh, gây sạt lở, xói mòn.

Chị Hồng Tuyết Linh (ngụ xã Cái Đôi Vàm, tỉnh Cà Mau) cho hay, những nơi chưa có kè bảo vệ, có khi nước lớn, nước biển dâng cao, sóng đánh tràn vào vuông tôm, ảnh hưởng mùa vụ. Nhiều diện tích đất mặt tiền của một số hộ dân gần như đã bị sóng đánh, gây sạt lở, xói mòn.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của thiên tai trong mùa mưa, bão năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của thiên tai trong mùa mưa, bão năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kỹ hiện trạng hệ thống công trình đê điều ở biển Ðông và biển Tây, nhằm phát hiện những hư hỏng, tiến hành triển khai sửa chữa, gia cố công trình, nhất là những khu vực trọng điểm đê điều xung yếu.

Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kỹ hiện trạng hệ thống công trình đê điều ở biển Ðông và biển Tây, nhằm phát hiện những hư hỏng, tiến hành triển khai sửa chữa, gia cố công trình, nhất là những khu vực trọng điểm đê điều xung yếu.

Video: Đê biển Tây ở Cà Mau "oằn mình" chắn sóng mùa mưa bão.

Tháng 12/2024, tỉnh Cà Mau khởi động dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau. Dự án được UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) thông qua Quỹ Quản lý nước và Tài nguyên thiên nhiên (WARM) triển khai.

Với tổng mức đầu tư khoảng 31,9 triệu euro, dự án là sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp công trình và phi công trình. Dự án dự kiến được thực hiện trong giai đoạn từ 2024 – 2028.

Dự án sẽ xây dựng tuyến đê biển Tây dài 19km từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm, không chỉ bảo vệ bờ biển mà còn hình thành tuyến giao thông ven biển, kết nối vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và dịch vụ cho cả khu vực.

Thi công kè phá sóng dọc bờ biển dài 11km từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, góp phần ngăn chặn sóng lớn và triều cường, bảo vệ vùng đất sản xuất và đời sống người dân.

Gia Minh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/ca-mau-de-bien-tay-oan-minh-giua-mua-mua-bao-192250712114823783.htm
Zalo