Bố vợ trả lại sính lễ, nói một câu khiến con rể bật khóc

Hành động của bố vợ là sự thách thức quan niệm truyền thống về hôn nhân, về chuyện theo đuổi tình yêu của đất nước tỉ dân...

Một video quay lại lễ đính hôn của một cặp trai gái ở Vân Nam, Trung Quốc, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Theo phong tục địa phương, trong sự kiện này, phía nhà trai phải trao cho nhà gái số tiền sính lễ lớn.

Tuy nhiên, bố cô dâu lại suy nghĩ khác với quan niệm hôn nhân truyền thống, không coi chuyện nộp sính lễ là đương nhiên.

Vì thế, sau khi các lễ nghi được tiến hành, ông trả lại khoản tiền 99 nghìn nhân dân tệ (hơn 330 triệu đồng) cho gia đình con rể.

Chú rể xúc động bật khóc khi bố vợ trả lại sính lễ và nói rằng với ông, điều quan trọng nhất là con cái hạnh phúc.

Chú rể xúc động bật khóc khi bố vợ trả lại sính lễ và nói rằng với ông, điều quan trọng nhất là con cái hạnh phúc.

Bố cô dâu nói: "Không cần sính lễ, miễn là các con hạnh phúc". Câu này không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc, là lời chúc phúc chân thành mà còn là sự thách thức quan niệm truyền thống về hôn nhân, về chuyện theo đuổi tình yêu.

Hành động của bố vợ khiến chú rể đã xúc động rơi nước mắt. Video cho thấy anh phải ôm mặt để giấu và lau đi những giọt nước mắt cảm kích.

Với anh, việc sính lễ được trả lại không chỉ là vấn đề tiền bạc mà còn thể hiện sự chúc phúc của gia đình cô dâu dành cho anh và vị hôn thê.

Chú rể tâm sự: "Chúng tôi rất biết ơn sự thông cảm và ủng hộ của họ (bố mẹ vợ). Đây không chỉ là sự tôn trọng dành cho chúng tôi mà còn là sự kỳ vọng về cuộc sống hạnh phúc sau này của hai đứa".

Đoạn video thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, bởi sính lễ, của hồi môn vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội Trung Quốc hiện tại. Nhiều bình luận thể hiện mong muốn theo đuổi tình yêu và hạnh phúc của giới trẻ ngày nay.

- "Quan điểm cho rằng hôn nhân không theo đuổi vật chất mà chỉ mưu cầu hạnh phúc thật đáng ngưỡng mộ"

- "Họ đã nhìn thấy ý nghĩa thực sự của tình yêu và hôn nhân"; "Hy vọng họ sẽ hạnh phúc"

- "Giá phụ huynh nào cũng như ông bố vợ này thì nhiều câu chuyện buồn, nhiều màn bi hài liên quan đến cưới hỏi đã không xảy ra"...

Căng thẳng chuyện sính lễ ở Trung Quốc

Một người đàn ông ở Phúc Kiến kêu gọi chính phủ can thiệp để kiềm chế vấn nạn sính lễ "tăng chóng mặt" khiến cơ hội lấy vợ của nam giới Trung Quốc ngày càng thu hẹp.

"Đó không phải là thứ một người làm công ăn lương có thể gánh được. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo giúp giải quyết vấn đề", cư dân ở Phủ Điền gửi đơn kiến nghị tới bí thư thành ủy Phúc Kiến (đông nam Trung Quốc), đăng trên một bảng tin trực tuyến của tỉnh này.

Người này tuyên bố, chi phí trung bình cho một sính lễ đám cưới ở Phủ Điền năm 2023 là 780.000 tệ (2,7 tỷ đồng), ở những nơi giàu hơn như thị trấn Trung Môn và Đông Trang có thể từ 800.000 đến 2 triệu tệ (2,8 tỷ đến 7 tỷ đồng).

Theo truyền thống Trung Quốc, sính lễ là một phần trong lễ kết hôn, bao gồm tiền mặt và những món quà khác như vàng, đồ trang sức để trao cho nhà gái. Ảnh minh họa

Theo truyền thống Trung Quốc, sính lễ là một phần trong lễ kết hôn, bao gồm tiền mặt và những món quà khác như vàng, đồ trang sức để trao cho nhà gái. Ảnh minh họa

Bức thư của cư dân Phủ Điền đang tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên các mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích số tiền khổng lồ chi cho sính lễ, nói rằng các gia đình "đang bán con gái" và "phô trương sự giàu có".

Những người khác lập luận rằng truyền thống quy định hầu hết các bậc cha mẹ phải tặng quà cho cặp vợ chồng mới. "Ở Phủ Điền, nếu có lễ vật đính hôn trị giá một triệu tệ, trong hầu hết các trường hợp cha mẹ cô dâu sẽ trao hồi môn với con số tương đương.

Tất cả tài sản đều thuộc về cặp đôi mới cưới", một người dùng khác trên mạng xã hội Weibo lập luận. Một số người khác cho biết ở tỉnh Giang Tây cũng tương tự.

Gia tăng chi phí sính lễ mạnh nhất ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, hoặc các tỉnh phía nam như Phúc Kiến.

Một số trường hợp, các gia đình cạnh tranh xem ai có thể chi nhiều tiền nhất cho đám cưới hoặc tổ chức một hôn lễ hoành tráng hơn, khiến nhiều cặp đôi chìm trong nợ nần sau khi về chung một nhà.

Theo truyền thống Trung Quốc, sính lễ là một phần trong lễ kết hôn, bao gồm tiền mặt và những món quà khác như vàng, đồ trang sức để trao cho nhà gái. Các cô dâu cần phải đeo vàng khi kết hôn, thậm chí đeo tất cả vàng có được lên cơ thể.

Một trong các mục đích là để chứng tỏ rằng gia đình nhà mẹ đẻ rất có thế lực và họ sẽ không bị ức hiếp khi gả vào nhà trai.

Tỷ lệ chênh lệch giới tính ở Trung Quốc (104 nam so với 100 nữ vào năm 2022) cũng góp phần khiến quà cưới cao "tăng phi mã".

Bách Hợp (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bo-vo-tra-lai-sinh-le-noi-mot-cau-khien-con-re-bat-khoc-172250123173110523.htm
Zalo