Bộ trưởng Không quân Mỹ muốn ngồi trên tiêm kích F-16 điều khiển bằng AI

Bộ trưởng Không quân Mỹ sẽ leo lên buồng lái tiêm kích F-16 được lái bằng trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc chương trình CCA để trải nghiệm, cho thấy quyết tâm theo đuổi dự án.

Trong phiên điều trần trước Thượng viện về ngân sách của không quân Mỹ trong năm tài khóa 2025, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall giải đáp thắc mắc về dự án Máy bay Chiến đấu Hợp tác (CCA).

CCA là một phần trong chương trình trị giá 6 tỷ USD nhằm bổ sung thêm ít nhất 1.000 máy bay có người lái trước đây thành UAV được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bộ trưởng Kendall cho biết dự án đang tiến triển tốt. Ông nói sẽ leo lên buồng lái của tiêm kích F-16 được điều khiển trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó nắm rõ hơn công nghệ cốt lõi của chương trình CCA.

Bộ trưởng Kendall cho biết dự án đang tiến triển tốt. Ông nói sẽ leo lên buồng lái của tiêm kích F-16 được điều khiển trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó nắm rõ hơn công nghệ cốt lõi của chương trình CCA.

"Sẽ có một phi công ngồi cạnh tôi. Chúng tôi sẽ chỉ quan sát thôi vì đó là cách công nghệ tự động làm việc. Hy vọng tôi và anh ấy sẽ không phải tự lái chiếc máy bay", ông Kendall nói.

"Sẽ có một phi công ngồi cạnh tôi. Chúng tôi sẽ chỉ quan sát thôi vì đó là cách công nghệ tự động làm việc. Hy vọng tôi và anh ấy sẽ không phải tự lái chiếc máy bay", ông Kendall nói.

Không quân Mỹ bắt đầu thực hiện chương trình CCA cách đây vài năm.

Các UAV thuộc chương trình được thiết kế để triển khai bên cạnh các mẫu tiêm kích phản lực thế hệ mới có phi công điều khiển. Chúng được tích hợp công nghệ AI và trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.

Các công ty đang cạnh tranh để nhận thầu dự án bao gồm tập đoàn Boeing, Lockheed Martin, Northrop Grumman, General Atomics và Anduril Industries.

UAV sẽ giúp không quân Mỹ xuyên phá phòng tuyến đối phương tốt hơn, đồng thời được kỳ vọng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như hỗ trợ hoạt động trinh sát và gây nhiễu.

"Vai trò ban đầu của các UAV sẽ là không đối không, song chúng cũng có tiềm năng thực hiện những việc khác", Bộ trưởng Kendall cho hay.

Một động lực nữa khiến Lầu Năm Góc theo đuổi dự án CCA là nó sẽ giúp không quân Mỹ cắt giảm chi phí.

Ông Kendall cho biết việc xây dựng đội quân UAV dự kiến có giá rẻ hơn so với phát triển các mẫu chiến đấu cơ phản lực có người lái mới.

Mục tiêu hiện tại của Mỹ là giữ chi phí sản xuất các UAV thuộc dự án ở mức khoảng 20 triệu USD mỗi chiếc, tương đương 1/3 hoặc 1/4 giá tiêm kích tàng hình F-35.

Không quân Mỹ hiện yêu cầu 559 triệu USD ngân sách trong năm tài khóa 2025 để tiếp tục nghiên cứu, phát triển chương trình CCA.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã lái thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, thậm chí không chiến giả định trong các chuyến bay thử nghiệm gần đây.

Trong chuyến bay dài 17 tiếng vào tháng 2/2023, AI đã lái chiếc VISTA X-62A, đây là một chiếc F-16 được cải tiến để sử dụng để mô phỏng máy bay phản lực quân sự.

Máy bay VISTA X-62A thử nghiệm với trí tuệ nhân tạo đã mở ra cuộc cách mạng đánh dấu khả năng tự động hóa hơn nữa các phương tiện quân sự.

"VISTA X-62A sẽ cho phép chúng tôi tiến hành song song việc phát triển và thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến với những thiết kế phương tiện không người lái mới", tiến sĩ M. Christopher Cotting, Giám đốc nghiên cứu tại Trường Phi công Thử nghiệm Không quân Mỹ, cho biết.

"VISTA X-62A sẽ cho phép chúng tôi tiến hành song song việc phát triển và thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến với những thiết kế phương tiện không người lái mới", tiến sĩ M. Christopher Cotting, Giám đốc nghiên cứu tại Trường Phi công Thử nghiệm Không quân Mỹ, cho biết.

"Cách tiếp cận này, cùng với việc thử nghiệm tập trung vào những hệ thống phương tiện mới, giúp đẩy nhanh quá trình hoàn thiện tính tự động cho các nền tảng không người lái", tiến sĩ M. Christopher Cotting nói thêm.

"Cách tiếp cận này, cùng với việc thử nghiệm tập trung vào những hệ thống phương tiện mới, giúp đẩy nhanh quá trình hoàn thiện tính tự động cho các nền tảng không người lái", tiến sĩ M. Christopher Cotting nói thêm.

Phi công đã kết hợp hai hệ thống tự động của Lockheed Martin, thứ nhất bao gồm Thuật toán theo mô hình (MFA).

Tiếp đến, hệ thống điều khiển mô phỏng tự động (SACS) sẽ điều khiển máy bay và thực hiện các thử nghiệm chú trọng vào tính tự động khi được điều khiển bằng AI.

Hệ thống tự lái tự động đã được dùng để duy trì chuyến bay và tiếp quản trong các tình huống đặc biệt.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bo-truong-khong-quan-my-muon-ngoi-tren-tiem-kich-f-16-dieu-khien-bang-ai-post573082.antd
Zalo