Theo truyền thống, ngày vía Thần Tài hàng năm rơi vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Năm 2025, ngày vía Thần Tài vào thứ 6 ngày 7/2 dương lịch, tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Vào ngày này, mọi người thường trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, bày biện mâm cúng để cảm tạ những phước lành mà Thần Tài mang đến cho năm trước và cầu mong sự may mắn về tài lộc cho năm sau. Ảnh Internet
Việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và chu đáo không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm phát đạt, tiền bạc hanh thông. Đặc biệt, trong mâm cúng ngày vía thần Tài thường có bộ tam sên, còn gọi là tam sinh hay tam sanh. Ảnh Internet
Bộ tam sên là lễ vật gồm 3 loài sinh vật sống ở 3 môi trường khác nhau tượng trưng cho các yếu tố Thổ - Thủy - Thiên, thường được dùng trong các lễ cúng Thần Linh. Ảnh Internet
Ý nghĩa bộ tam sên là thể hiện sự thành kính và tạ lễ của gia chủ đối với các thần linh, cầu mong sự bình an, sức khỏe và tài lộc cho gia đình. Ảnh Internet
Bộ tam sên cũng mang ý nghĩa phong thủy, hài hòa giữa các nguyên tố thiên nhiên. Ngoài ra, bộ tam sên còn có ý nghĩa theo quan điểm Phật giáo, là ba loại sanh trong bốn loại sanh: thai sanh, noãn sanh và thấp sanh.
Bộ tam sên cúng chuẩn nhất gồm có: Một miếng thịt ba chỉ luộc, đại diện cho loài sinh vật sống trên mặt đất (Thổ) và thai sinh (sinh ra từ bào thai). Ảnh Internet
Ba con tôm luộc hoặc một con cua luộc, đại diện cho loài sinh vật sống dưới nước (Thủy) và thấp sinh (sinh ra ở nơi ẩm thấp).
Một quả trứng luộc, đại diện cho Thiên hay noãn sinh, là những loài sinh ra từ trứng. Ảnh Internet
Mặc dù bộ tam sên là lễ vật truyền thống và thường có trong mâm cúng vía Thần Tài, nhưng không bắt buộc phải có. Việc có nên chuẩn bị hay không tùy thuộc vào quan niệm, phong tục từng gia đình hoặc từng vùng miền. Một số gia chủ có thể thay thế hoặc lược bớt bộ tam sên nhưng vẫn đảm bảo các lễ vật khác để thể hiện lòng thành kính với Thần Tài. Ảnh Internet
Vân Giang (Tổng hợp)