Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện gần 100% kiến nghị xử lý tài chính của Kiểm toán nhà nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có Báo cáo tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đối với các kiến nghị tại Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2023 và chuyên đề việc quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý giai đoạn 2020-2023.

Gần 100% kiến nghị xử lý tài chính của Kiểm toán nhà nước đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Ảnh minh họa

Gần 100% kiến nghị xử lý tài chính của Kiểm toán nhà nước đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có Báo cáo tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đối với các kiến nghị tại Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2023 và chuyên đề việc quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý giai đoạn 2020-2023.

Chỉ còn 429 triệu đồng/16,2 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển chưa thu hồi, nộp ngân sách

Bộ TN&MT đã thực hiện 100% kiến nghị của KTNN đối với các khoản thu phải nộp ngân sách với số tiền 10.906.994.617 đồng, gồm thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; phí, lệ phí và thu khác.

Các khoản thu hồi, giảm chi ngân sách đối với nguồn chi thường xuyên cũng được Bộ thực hiện 100% với số tiền 1.037.458.570 đồng, trong đó đã thu hồi, nộp ngân sách các khoản chi sai chế độ 790.427.483 đồng; thu hồi kinh phí thừa 247.031.087 đồng.

Bộ đã thực hiện 100% kiến nghị khác của KTNN với số tiền 196.572.302.280 đồng.

Riêng các khoản thu hồi, giảm chi ngân sách các khoản chi sai quy định đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, chỉ còn 429.136.132 đồng/16.249.394.149 đồng chưa thu hồi, nộp ngân sách.

Đã thực hiện nhiều kiến nghị về công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công

Bộ TN&MT cũng cho biết, đối với nguồn chi đầu tư phát triển, thực hiện các kiến nghị của KTNN về chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, ngày 27/12/2024, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến các kiến nghị của KTNN.

Đối với kiến nghị “Chỉ đạo các chủ đầu tư dự án được kiểm toán chi tiết và các đơn vị có liên quan chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các tồn tại được phát hiện qua kiểm toán”, Bộ TN&MT đã có Công văn số 7233/BTNMT-KHTC ngày 17/10/2024 yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện ý kiến kết luận và các kiến nghị của KTNN...

Đối với nguồn chi thường xuyên, Bộ TN&MT đã có Công văn số 7233/BTNMT-KHTC ngày 17/10/2024 yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện ý kiến kết luận và các kiến nghị của KTNN về công tác lập dự toán; đối với công tác hướng dẫn, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm tập thể và các cá nhân có liên quan theo kiến nghị của KTNN...

Đối với công tác quản lý tài sản, KTNN đãkiến nghị “kiểm tra, rà soát và thực hiện theo thẩm quyền để xử lý, sắp xếp đối với 814 cơ sở nhà đất chưa có phương án xử lý, sắp xếp theo quy định; thực hiện đăng ký biến động đối với 121 cơ sở đất đổi cơ quan quản lý; hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 504 cơ sở đất”.

Thực hiện kiến nghị này của KTNN, Bộ TN&MT đã tiếp tục thực hiện rà soát để xử lý, sắp xếp các cơ sở nhà đất thuộc phạm vi quản lý; đến thời điểm báo cáo, Bộ đã phê duyệt thêm phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị thuộc Bộ trên địa bàn 9 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau, Hậu Giang, Tiền Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Kiên Giang (tổng số 102 cơ sở).

Bộ TN&MT cũng đã gửi xin ý kiến Bộ Tài chính về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị thuộc Bộ trên địa bàn các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Thọ, Hải Dương, Bình Định, Bến Tre, Bình Dương (52 cơ sở); gửi xin ý kiến UBND các tỉnh: Sơn La, Sóc Trăng, Long An, Gia Lai (121 cơ sở)...

Đối với công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước, thực hiện kiến nghị của KTNN, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các doanh nghiệp yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2035; kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (giai đoạn 2026-2030).

Cùng với đó, cuối năm 2024, Bộ TN&MT đã ban hành quy chế quản lý tài chính cho 03 doanh nghiệp; ban hành quy chế giám sát tài chính doanh nghiệp theo kiến nghị của KTNN.

Đối với một số kiến nghị khác liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và kiến nghị làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, Bộ cũng báo cáo chi tiết về kết quả và tiến độ triển khai thực hiện.

Sẽ xây dựng quy định hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu

Đối với công tác quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý giai đoạn 2020-2023, KTNN đã kiến nghị Bộ TN&MT tổ chức rà soát chức năng nhiệm vụ được giao để xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong việc chưa kịp thời ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (BVMTVN) để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (tiền đóng góp EPR), dẫn đến số tiền đóng góp phát sinh trong 2 năm 2022-2023 Quỹ đang quản lý đến 31/12/2023 là 827.713,9trđ (đến 31/5/2024 là 1.049.379,6trđ) chưa được sử dụng cho các hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường.

Thực hiện kiến nghị này của KTNN, ngày 17/01/2025 Vụ Pháp chế đã họp xem xét trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ BVMTVN để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Đối với Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóp góp tài chính vào Quỹ BVMTVN để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (tiền đóng góp EPR), Bộ TN&MT cho biết, ngày 06/01/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 08).

Theo đó, Điều 82 Nghị định 08 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP, trong đó quy định: “Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành quy định việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì”; ngoài ra, Điều 85 Nghị định 08 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 41 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP, trong đó quy định: “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành quy định việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải”.

Đối với công tác quản lý tài sản, KTNN đãkiến nghị “kiểm tra, rà soát và thực hiện theo thẩm quyền để xử lý, sắp xếp đối với 814 cơ sở nhà đất chưa có phương án xử lý, sắp xếp theo quy định; thực hiện đăng ký biến động đối với 121 cơ sở đất đổi cơ quan quản lý; hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 504 cơ sở đất”.

Về kiến nghị của KTNN đối với Quỹ BVMTVN, Quỹ đã tiếp thu và chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc việc thực hiện nhiệm vụ tại Báo cáo số 42/BC-QBVMT ngày 29/11/2024.

Thực hiện kiến nghị của KTNN về việc báo cáo Bộ TN&MT để báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sử dụng Quỹ đầu tư phát triển theo đúng quy định, Quỹ BVMTVN đã dự thảo văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ TN&MT ký trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh vốn điều lệ theo đúng quy định. Quỹ BVMTVN đã tổng hợp về việc điều chỉnh vốn điều lệ theo kiến nghị của KTNN và giải trình về việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển để giải ngân vốn cho vay ưu đãi tại Báo cáo số 33/BC-QBVMT ngày 04/11/2024.../.

THÙY ANH

Nguồn Kiểm Toán: http://baokiemtoan.vn/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-thuc-hien-gan-100-kien-nghi-xu-ly-tai-chinh-cua-kiem-toan-nha-nuoc-38019.html
Zalo