Bộ phim 'im lặng' và sự mờ nhạt của lịch sử Phật giáo?

Về cơ bản Phật giáo là một đức tin hòa bình khuyên nhủ mọi người kiềm chế bạo lực và loại bỏ tận gốc những thế lực trong trái tim và tâm trí của họ mà bạo lực phát triển.

Bộ phim ‘Im Lặng’ (Silence) do nhà biên kịch, nhà sản xuất điện ảnh và diễn viên người Mỹ gốc Ý, Martin Scorsese đạo diễn cho thấy những người phật tử đối xử với những người theo đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản một cách bất công trong một khoảng thời gian vì chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị của họ.

Điều này phải chăng cho thấy sự bắt đầu mờ nhạt lịch sử Phật giáo? Phật tử hiện đại nên phản ứng như thế nào?

Thật thú vị khi nghe rằng Tổng giám mục Canterbury là người lãnh đạo Giáo hội Anh, lãnh đạo mang tính biểu tượng của Anh giáo và Tổng giám mục York đã bày tỏ sự hối hận về bạo lực xảy ra sau cuộc Cải cách Tin lành. Điều này đặt ra những câu hỏi quen thuộc: Làm sao những nhân vật ngày nay có thể xin lỗi vì hành động của những người tiền nhiệm của họ? Và liệu có điều gì đó đáp lại cho những hành động của Công giáo La Mã trong thời kỳ chấn hưng Giáo hội Công giáo Roma, Phong trào Phản Cải cách không?

Trong khi đó, Bộ phim ‘Im Lặng’ (Silence) do nhà biên kịch người Mỹ gốc Ý Martin Scorsese đạo diễn, hiện đang được trình chiếu tại các rạp chiếu phim.

Ảnh từ nguồn bài viết (cảnh của bộ phim)

Ảnh từ nguồn bài viết (cảnh của bộ phim)

Bối cảnh phim diễn ra vào đầu thế kỷ XVII tại Nhật Bản. Khi đó, đạo Thiên Chúa mới được truyền bá và đã phát triển được một lượng tín đồ không nhỏ.

Tuy nhiên, là một quốc gia theo đạo Phật, chính quyền Thiên Hoàng không chấp nhận sự tồn tại của Thiên Chúa giáo, họ ví đạo Thiên Chúa giống như một người phụ nữ xấu xí mà không người đàn ông nào muốn lấy, Nhật Bản không muốn “kết nạp” người phụ nữ “Thiên Chúa” cho mình.

Họ tìm mọi cách đàn áp tôn giáo ngoại lai, không cho du nhập vào đất nước của họ.

Sự đàn áp diễn ra bằng những màn tra tấn người dân, những kẻ tin đạo, họ buộc người dân phải sỉ nhục những biểu tượng hữu hình của Chúa bằng cách giẫm chân lên ảnh Chúa, nhổ nước bọt vào Thánh giá…

Nhưng đức tin là một liều thuốc tinh thần mà không thế lực nào có thể tước bỏ bằng bạo lực.

Những con người khốn khổ, sống cuộc sống khốn khổ với sưu cao thuế nặng tìm thấy trong giáo lý của nhà thờ sự cứu rỗi, giúp họ vượt qua khó khăn về mặt tinh thần.

Nên nó không dễ dàng bị bẻ gãy. Mà ngược lại, những chứng nhân chấp nhận hy sinh để bảo vệ đạo càng làm cho đạo Thiên Chúa có chỗ đứng thực trong xã hội Nhật lúc bấy giờ.

Trong một cảnh, dân làng theo đạo Thiên Chúa, từ chối từ bỏ đức tin của mình, bị đóng đinh trên cây Thánh giá trong cơn thủy triều dâng cao của Thái Bình Dương. Câu chuyện mà bộ phim kể dựa trên cuộc đàn áp lịch sử được thực hiện vì bản sắc Nhật Bản, sự ổn định chính trị, Thần đạo… và Phật giáo.

Đáng buồn thay, quan niệm cho rằng Phật giáo hoàn toàn là một tôn giáo hòa bình thuộc về phạm trù huyền thoại hơn là lịch sử.

Trong nhiều thế kỷ, các quốc gia Phật giáo đã có quân đội, các nhà sư đã huấn luyện binh lính và cả Nhật Bản và Trung Quốc đều có truyền thống về các nhà sư chiến binh. Đã có những cuộc chiến đấu giữa các giáo phái Phật giáo và chiến tranh giữa các quốc gia Phật giáo, bao gồm một số cuộc chiến do các đức Đạt Lai Lạt Ma trước đây tiến hành. Cũng như việc đàn áp các thành viên của các tín ngưỡng khác, đã có những cuộc cải đạo cưỡng bức bạo lực, và những người phật tử đã sử dụng và biện minh cho việc tra tấn.

Bởi vì Phật giáo có danh tiếng nhân từ như thế nên chúng ta, những người phật tử, có thể dễ dàng phán xét các tôn giáo khác một cách ngoan đạo. Tương tự như vậy, tôi ngờ rằng những người theo chủ nghĩa thế tục có thể bị cám dỗ bác bỏ mọi tôn giáo vì tất cả chúng đều dễ mắc phải những khiếm khuyết về mặt đạo đức như vậy. Nhưng thực tế là, máu đã nhuộm đỏ mọi lịch sử của chúng ta, bao gồm cả lịch sử của các chế độ thế tục và nền dân chủ tự do.

Theo tôi hiểu, về cơ bản Phật giáo là một đức tin hòa bình khuyên nhủ mọi người kiềm chế bạo lực và loại bỏ tận gốc những thế lực trong trái tim và tâm trí của họ mà bạo lực phát triển. Tuy nhiên, thách thức là phải bao quát được khoảng cách giữa lý tưởng đạo đức trong sáng và thực tế hỗn loạn hơn nhiều, bị thỏa hiệp về mặt đạo đức.

Lợi ích cố hữu và tình cảm dân tộc chủ nghĩa khiến phật tử tuân theo Nhà nước như thế nào? Các nguyên tắc cốt lõi, chẳng hạn như bất bạo động, đầu tiên được định tính, sau đó bị làm cho lu mờ hoặc trở nên tương đối, cuối cùng bị lãng quên như thế nào?

Bất kể chúng ta theo tín ngưỡng nào, chúng ta cần suy ngẫm về cách mà những ý định tốt đẹp mà chúng thể hiện cuối cùng có thể gây ra đau khổ.

Vậy nên, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng (mea culpa, mea maxima culpa). Chúng ta hãy xin lỗi và cầu xin sự tha thứ khi cần thiết, thừa nhận rõ ràng lỗi lầm của mình.

Chúng ta hãy thừa nhận rằng con người không thể sống mà không gây họa hại.

Chúng ta hãy thách thức những niềm tin biện minh cho điều đó.

Tác giả: Vishvapani
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.wiseattention.org

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/bo-phim-im-lang-va-su-mo-nhat-cua-lich-su-phat-giao.html
Zalo