Bỏ lương nghìn đô, cựu sinh viên Aptech lấy 3 bằng thạc sĩ châu Âu chỉ trong 2 năm

Từ bỏ lương nghìn đô ở Việt Nam để du học với mức học bổng toàn phần từ Liên minh châu Âu (EU), anh Đỗ Hà Long nhận bằng thạc sĩ từ Anh, Pháp và Thụy Điển trong 2 năm và trở thành chuyên gia phát triển phần mềm ở Đức.

Sau khi tốt nghiệp Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech cơ sở 19 Lê Thanh Nghị, Hà Nội, anh Đỗ Hà Long trở thành kỹ sư backend cấp cao với mức lương nghìn đô tại doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

Sau đó, anh nhận học bổng toàn phần Erasmus Mundus của EU, lấy 3 bằng thạc sĩ: Thạc sĩ Kĩ thuật Hệ thống Phức hợp (Đại học Lorraine, Pháp); Thạc sĩ Điện toán bền vững (Đại học Leeds Beckett, Anh) và Thạc sĩ Khoa học Máy tính về Mạng và Điện toán Đám mây xanh (Đại học Công nghệ Lulea, Thụy Điển) trong 2 năm.

Hiện tại, anh Long đang làm chuyên gia phát triển phần mềm và tư vấn giải pháp tại Berlin, Đức.

Anh Đỗ Hà Long trong lễ nhận bằng thạc sĩ tại Anh.

Anh Đỗ Hà Long trong lễ nhận bằng thạc sĩ tại Anh.

Từ sinh viên ngành ngôn ngữ Anh đến kỹ sư phần mềm nghìn đô

Trước khi trở thành kỹ sư phần mềm có mức lương nghìn đô, anh Long có khởi đầu là sinh viên ngành ngôn ngữ Anh và quyết định học văn bằng 2 ngành CNTT tại trường đại học của mình.

Nhận thấy những kiến thức trên trường là chưa đủ, anh quyết định theo học ngành Lập trình viên Quốc tế tại Aptech khi nhận thấy chương trình học tại đây mang tính cập nhật với xu hướng công nghệ toàn cầu, thứ trở thành điểm cộng để anh nộp hồ sơ du học về sau.

“Vì kiến thức nặng về lý thuyết nên nếu chỉ học đại học, sau khi tốt nghiệp tôi sẽ mất thêm nhiều thời gian để làm quen với cách làm việc tại doanh nghiệp. Khi tôi theo học tại Aptech, kiến thức của tôi được củng cố nhiều hơn, đồng thời có thêm kiến thức thực tế ở bên ngoài”, anh Long chia sẻ.

Nhớ về khoảng thời gian còn đi học, điều khiến anh nhớ nhất là sự tận tâm từ giảng viên còn điều anh ấn tượng hơn cả là kiến thức thực tiễn trong chương trình học, hành trang giúp anh sớm thích nghi với công việc sau khi tốt nghiệp.

“Khi bắt gặp những ngôn ngữ lập trình mới, tôi chỉ mất 1-2 ngày để làm quen với nó. Giảng viên tại Aptech đều làm việc tại các doanh nghiệp nên những kiến thức và chia sẻ đều rất thực tế mà hiếm khi tôi được biết khi học ở đại học”, anh Long cho hay.

Ba bằng thạc sĩ tại Anh, Pháp và Thụy Điển của anh Đỗ Hà Long

Ba bằng thạc sĩ tại Anh, Pháp và Thụy Điển của anh Đỗ Hà Long

Tư duy lập trình dẫn lối tới học bổng toàn phần của EU

Để đạt được những thành tựu trong con đường học thuật và sự nghiệp, chìa khóa thành công của nam kỹ sư phần mềm còn đến từ tư duy lập trình. Khi tiếp xúc với công nghệ mới hoặc chương trình chưa từng thấy qua, tư duy lập trình giúp anh nhanh chóng hiểu và làm quen với cú pháp và luồng chạy của nó.

“Giải quyết những vấn đề mới thông qua những gì đã học là điều tôi có được qua những kiến thức gần với thực tế và những lần làm đồ án sau mỗi kỳ học tại Aptech”, anh Long cho hay.

Sau khi tốt nghiệp Aptech, anh Long đã đảm nhận nhiều vị trí trong ngành CNTT: Từ trưởng nhóm với mức lương 20 triệu đồng tại một doanh nghiệp Việt Nam đến kỹ sư phần mềm với mức lương nghìn đô tại một doanh nghiệp nước ngoài. Hành trình ấy càng thúc đẩy ước mơ du học của anh.

“Tôi đặt mục tiêu du học thạc sĩ ở nước ngoài trước năm 30 tuổi để nâng cao kiến thức về ngành CNTT. Quá trình học tập và bằng Aptech đã giúp tôi có thêm điểm cộng và mở ra cơ hội nhận học bổng toàn phần”, anh Long cho hay.

Được biết, hội đồng xét tuyển học bổng xét duyệt dựa trên 2 yếu tố chính: Bằng cấp có liên quan tới chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc. Bằng Lập trình viên Quốc tế có giá trị tại 43 quốc gia từ Aptech kết hợp với kinh nghiệm làm tại các doanh nghiệp tại Việt Nam đã giúp nam lập trình viên người Việt đạt được học bổng toàn phần của EU.

Anh Đỗ Hà Long hiện đang làm chuyên gia phát triển phần mềm tại Berlin, Đức.

Anh Đỗ Hà Long hiện đang làm chuyên gia phát triển phần mềm tại Berlin, Đức.

Có kinh nghiệm làm việc thực tế từ những dự án thực hành ở trường

Với kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế, theo anh Long, để trở nên nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng, sinh viên ngành CNTT cần đặc biệt cố gắng và chuẩn bị cho mình một tinh thần “không ngại khó, không ngại khổ” và kỹ năng tiếng Anh tốt.

Anh khuyến khích sinh viên tận dụng cơ hội thực tập và làm dự án thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt ở những trường tạo điều kiện để sinh viên thực hành các dự án theo tiêu chuẩn doanh nghiệp như Aptech: “Những dự án thực tế và kiến thức chuyên sâu các bạn học được sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai”.

Lấy từ chính những trải nghiệm thực tế thời sinh viên của mình, anh Long kể lại:

“Thời điểm thực hiện đồ án sau mỗi học kỳ tại Aptech, tôi luôn dành thời gian để trao đổi, học hỏi từ các thầy để sản phẩm mình làm ra có thể sát với nhu cầu của doanh nghiệp nhất có thể”, anh Long cho hay.

Hành trình từ kỹ sư backend cấp cao ở Việt Nam đến chuyên gia phần mềm tại Đức của anh Đỗ Hà Long minh chứng cho tầm quan trọng của ba yếu tố then chốt trong ngành CNTT: bằng cấp được công nhận rộng rãi trên thế giới, kinh nghiệm làm việc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và tư duy lập trình vững chắc.

Câu chuyện thành công này là bài học quý giá cho những ai đang theo đuổi ngành CNTT trong việc lựa chọn trường. Các bạn sinh viên nên ưu tiên những trường có chương trình cấp bằng được công nhận quốc tế, tạo điều kiện để sinh viên tham gia các dự án thực tế theo chuẩn doanh nghiệp, đồng thời chú trọng rèn luyện tư duy lập trình. Bằng cách này, sinh viên ngành CNTT có thể mở rộng cơ hội học tập và làm việc trên toàn cầu, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực công nghệ đầy tiềm năng này.

P.V

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/bo-luong-nghin-do-cuu-sinh-vien-aptech-lay-3-bang-thac-si-chau-au-chi-trong-2-nam-post1660980.tpo
Zalo