Bộ đội lội nước ngập gặt lúa giúp dân vùng rốn lũ Thủ đô

Hơn 50 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 64 - Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không không quân đã ngâm mình dưới nước gặt lúa giúp nhân dân vùng lũ ở huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Do nước sông Bùi dâng cao nên nhiều diện tích lúa đang đến vụ thu hoạch ở xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội bị chìm trong nước.

Do nước sông Bùi dâng cao nên nhiều diện tích lúa đang đến vụ thu hoạch ở xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội bị chìm trong nước.

Thời điểm này, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa để tránh thóc bị mọc mầm.

Thời điểm này, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa để tránh thóc bị mọc mầm.

Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, hơn 50 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 64 - Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không không quân đã xuống đồng gặt lúa giúp nhân dân vùng rốn lũ Chương Mỹ.

Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, hơn 50 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 64 - Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không không quân đã xuống đồng gặt lúa giúp nhân dân vùng rốn lũ Chương Mỹ.

Ông Nguyễn Tâm Thiều (xóm 4 Thôn Duy, xã Mỹ Lương, huyện Mỹ Lương) cho biết, những ngày mưa lũ, các cán bộ, chiến sỹ quân đội thường xuyên túc trực, giúp đỡ người dân di dời đồ đạc, gia cố nhà cửa, di chuyển đến những ngôi nhà an toàn...

Ông Nguyễn Tâm Thiều (xóm 4 Thôn Duy, xã Mỹ Lương, huyện Mỹ Lương) cho biết, những ngày mưa lũ, các cán bộ, chiến sỹ quân đội thường xuyên túc trực, giúp đỡ người dân di dời đồ đạc, gia cố nhà cửa, di chuyển đến những ngôi nhà an toàn...

"Nhà tôi có một mẫu lúa, nếu không ngập thì có thể dùng máy cắt. Nhưng giờ ngập như này, máy cắt không thể hoạt động. Nếu không có sự hỗ trợ từ các chiến sĩ quân đội thì tôi không biết xoay xở thế nào. Gia đình tôi và các hộ dân trong xã rất biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chú bộ đội”, ông Thiều nói.

"Nhà tôi có một mẫu lúa, nếu không ngập thì có thể dùng máy cắt. Nhưng giờ ngập như này, máy cắt không thể hoạt động. Nếu không có sự hỗ trợ từ các chiến sĩ quân đội thì tôi không biết xoay xở thế nào. Gia đình tôi và các hộ dân trong xã rất biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chú bộ đội”, ông Thiều nói.

Bà Nguyễn Thị Linh (xã Mỹ Lương) cho hay, nếu không gặt nhanh thì nhiều diện tích lúa có nguy cơ mất trắng vì thóc mọc mầm dài, hạt bị lép.

Bà Nguyễn Thị Linh (xã Mỹ Lương) cho hay, nếu không gặt nhanh thì nhiều diện tích lúa có nguy cơ mất trắng vì thóc mọc mầm dài, hạt bị lép.

“Có sự chung tay của các cán bộ, chiến sĩ quân đội khiến chúng tôi an tâm phần nào vì tiến độ được đẩy nhanh, qua đó hạn chế được thóc ngâm nước mọc mầm, giảm năng suất”, bà Linh nói.

“Có sự chung tay của các cán bộ, chiến sĩ quân đội khiến chúng tôi an tâm phần nào vì tiến độ được đẩy nhanh, qua đó hạn chế được thóc ngâm nước mọc mầm, giảm năng suất”, bà Linh nói.

Trung tá Đặng Đình Thịnh, Phó chính ủy Trung đoàn 64 - Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không không cho biết, thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện Chương Mỹ khắc phục cơn bão số 3, Trung đoàn 64 cử 50 cán bộ, chiến sĩ về địa bàn xã giúp bà con gặt lúa.

Trung tá Đặng Đình Thịnh, Phó chính ủy Trung đoàn 64 - Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không không cho biết, thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện Chương Mỹ khắc phục cơn bão số 3, Trung đoàn 64 cử 50 cán bộ, chiến sĩ về địa bàn xã giúp bà con gặt lúa.

"Khi phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự nắm được nhiệm vụ là gặt lúa thì anh em chúng tôi đã trang bị áo phao, áo mưa, thuyền và nhiều phao để giúp bà con chở lúa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đến khi bà con vùng lũ ổn định cuộc sống", trung tá Thịnh cho biết thêm.

"Khi phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự nắm được nhiệm vụ là gặt lúa thì anh em chúng tôi đã trang bị áo phao, áo mưa, thuyền và nhiều phao để giúp bà con chở lúa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đến khi bà con vùng lũ ổn định cuộc sống", trung tá Thịnh cho biết thêm.

Nhiều khu vực ruộng ngập sâu đến hơn 1m, dày bùn nhưng các cán bộ, chiến sĩ vẫn ngâm mình dưới nước cả ngày trời để gặt lúa giúp dân. Những dụng cụ như thuyền, bạt đã được các chiến sĩ và người dân sử dụng để đựng lúa. Từ đó đẩy nhanh tốc độ vận chuyển lúa từ cánh đồng bị ngập vào bờ.

Nhiều khu vực ruộng ngập sâu đến hơn 1m, dày bùn nhưng các cán bộ, chiến sĩ vẫn ngâm mình dưới nước cả ngày trời để gặt lúa giúp dân. Những dụng cụ như thuyền, bạt đã được các chiến sĩ và người dân sử dụng để đựng lúa. Từ đó đẩy nhanh tốc độ vận chuyển lúa từ cánh đồng bị ngập vào bờ.

Phùng Đô

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/bo-doi-loi-nuoc-ngap-gat-lua-giup-dan-vung-ron-lu-thu-do-19224092321350342.htm
Zalo