Bộ Công Thương tổ chức khảo sát xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương vừa tổ chức Đoàn công tác khảo sát thông tin phục vụ công tác xây dựng 'Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực Công Thương'.

Ngày 11/7/2024, tại Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương tổ chức chương trình tọa đàm: Đề xuất một số nội dung liên quan đến phát triển Công nghệ Sinh học, Công nghiệp Sinh học phục vụ xây dựng: “Đề án phát triển Công nghiệp Sinh học ngành Kinh tế - Kỹ thuật lĩnh vực Công Thương”.

Tham dự Tọa đàm có đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cùng các đơn vị và các doanh nghiệp.

Khung cảnh làm việc của Tọa đàm Đề xuất một số nội dung liên quan đến phát triển Công nghệ Sinh học, Công nghiệp Sinh học phục vụ xây dựng: “Đề án phát triển Công nghiệp Sinh học ngành Kinh tế - Kỹ thuật lĩnh vực Công Thương”

Khung cảnh làm việc của Tọa đàm Đề xuất một số nội dung liên quan đến phát triển Công nghệ Sinh học, Công nghiệp Sinh học phục vụ xây dựng: “Đề án phát triển Công nghiệp Sinh học ngành Kinh tế - Kỹ thuật lĩnh vực Công Thương”

Thay mặt Tổ soạn thảo Đề án, TS. Đặng Tất Thành - Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương báo cáo một số thông tin liên quan đến thực trạng phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và dự thảo xây dựng “Đề án phát triển Công nghiệp Sinh học ngành Kinh tế - Kỹ thuật lĩnh vực Công Thương”.

Các nội dung cần tham luận nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách (sửa đổi, bổ sung quy định, thu hút chuyên gia, nhà khoa học) để phục vụ phát triển công nghiệp sinh học lĩnh vực Công Thương); Phát triển nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và năng lượng; Phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học từ các nguồn nguyên liệu đặc thù vùng, miền; Phát triển năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ, tự động hóa, công nghệ 4.0 trong lĩnh vực công nghiệp sinh học; Đầu tư tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng; Xây dựng trung tâm kết nối hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học (khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ); Phát triển thị trường ngành công nghiệp sinh học; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông.

TS. Đặng Tất Thành - Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương

TS. Đặng Tất Thành - Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy - Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết: Trường luôn tập trung đào tạo và tuyển sinh các ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật hóa học,…. Đồng thời, Trường đầu tư cơ sở vật chất, Phòng thí nghiệm, xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ vi sinh đạt chuẩn VILAS, có trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và thực nghiệm khoa học về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghệ chế biến, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học và hiệu quả kinh tế cao, nâng cao năng lực kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy - Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy - Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, Trường đề xuất, kiến nghị với Đoàn công tác, cần nêu rõ những hướng nghiên cứu chi tiết như ở Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng về việc Phê duyệt Đề án Phát triển Công nghiệp Sinh học ngành Nông nghiệp đến năm 2030; Nguồn vốn nhà nước dành cho nghiên cứu; Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết phục vụ nghiên cứu; Xây dựng các Trung tâm sản xuất thử nghiệm để phục vụ chuyển giao…

ThS. Lâm Vỹ Nguyên - Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh cho biết, Trung tâm đã có Kế hoạch triển khai, trong đó có định hướng nghiên cứu tương đồng với định hướng Đề án, ngoài ra cũng xây dựng nguồn nhân lực. Trung tâm đề xuất cụ thể hơn về công nghệ chuyển giao từ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030".

ThS. Lâm Vỹ Nguyên - Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh

ThS. Lâm Vỹ Nguyên - Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh

Trao đổi về nghiên cứu công nghiệp sinh học trong lĩnh vực đào tạo, TS. Trịnh Xuân Dũng - Phó trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Dự án, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Lĩnh vực công nghệ sinh học được Trường đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu. Trường định hướng nghiên cứu cơ bản đến tạo ra sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực, phòng thí nghiệm, nhà xưởng.

TS. Trịnh Xuân Dũng - Phó trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Dự án, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

TS. Trịnh Xuân Dũng - Phó trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Dự án, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, bà Lê Thị Thanh Thảo - Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đề xuất một số ý kiến xây dựng, định hướng nghiên cứu, phát triển (nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu…); Nhu cầu tiếp nhận công nghệ lõi, công nghệ tiên tiến trong nước, trong khu vực và trên thế giới; Đề xuất những vấn đề hạn chế, các kiến nghị trong việc sửa đổi cơ chế, chính sách hiện nay đối với việc thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học tại Việt Nam; Nhu cầu hợp tác quốc tế; và các kiến nghị khác…

Bà Lê Thị Thanh Thảo - Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Bà Lê Thị Thanh Thảo - Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Đại diện cho khối doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Khánh - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) báo cáo và chia sẻ ứng dụng công nghệ sinh học trong Công ty trong những năm qua và dự kiến trong những năm tới.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Các ý kiến trao đổi trong buổi làm việc được Tổ soạn thảo tiếp thu, làm cơ sở hoàn thiện Đề án phát triển Công nghiệp Sinh học ngành Kinh tế - Kỹ thuật lĩnh vực Công Thương sao cho phù hợp, sớm trình Chính phủ trong năm 2024.

Kim Huệ

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/bo-cong-thuong-to-chuc-khao-sat-xay-dung-de-an-phat-trien-cong-nghiep-sinh-hoc-tai-tp--ho-chi-minh-123508.htm
Zalo