Bộ ba bảo vật quốc gia ở Thanh Hóa tiêu biểu nền văn hóa hàng nghìn năm Đông Sơn

Nền văn hóa Đông Sơn là dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc thuộc thời đại kim khí biểu trưng đồ đồng. Bảo tàng Thanh Hóa đang lưu giữ ba bảo vật quốc gia đều đúc bằng đồng hàng nghìn năm gồm: Trống đồng tượng vịt Cẩm Giàng; thanh kiếm hình người núi Nưa; vạc đồng Cẩm Thủy.

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc bảo tàng Thanh Hóa cho biết, nền văn hóa Đông Sơn được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven bờ Sông Mã (Thanh Hóa) có niên đại cách ngày nay 2.000 - 2.500 năm. Từ đó, nhắc đến nền văn hóa Đông Sơn là nói về một thời đại đồ đồng và là một trong những nét đặc trưng văn hóa xứ Thanh.

Bảo tàng Thanh Hóa hiện lưu giữ hàng trăm trống đồng cổ, trog đó duy nhất chiếc trống đồng tượng vịt Cẩm Giang được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013. Trống có kiểu dáng cân đối với đường kính mặt 73 cm, cao 41,9 cm, nặng 60 kg, gồm các phần mặt, tang, lưng và chân, được trang trí hoa văn phong phú, sinh động.

Bảo tàng Thanh Hóa hiện lưu giữ hàng trăm trống đồng cổ, trog đó duy nhất chiếc trống đồng tượng vịt Cẩm Giang được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013. Trống có kiểu dáng cân đối với đường kính mặt 73 cm, cao 41,9 cm, nặng 60 kg, gồm các phần mặt, tang, lưng và chân, được trang trí hoa văn phong phú, sinh động.

Trên mặt trống đồng Cẩm Giang được trang trí bốn tượng vịt đúc nổi, độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Khi được tìm thấy, trống chỉ còn hai tượng vịt nguyên vẹn, một tượng đã mất, tượng còn lại bị sứt mẻ.

Trên mặt trống đồng Cẩm Giang được trang trí bốn tượng vịt đúc nổi, độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Khi được tìm thấy, trống chỉ còn hai tượng vịt nguyên vẹn, một tượng đã mất, tượng còn lại bị sứt mẻ.

Trong bộ sưu tập binh khí thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn hiện lưu giữ ở Bảo tàng Thanh Hóa nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa vào năm 1961. Tháng 12/2013, kiếm ngắn núi Nưa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Trong bộ sưu tập binh khí thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn hiện lưu giữ ở Bảo tàng Thanh Hóa nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa vào năm 1961. Tháng 12/2013, kiếm ngắn núi Nưa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Hình tượng người phụ nữ được khắc họa uy quyền ở phần chuôi kiếm là nét độc đáo khiến kiếm trở thành bảo vật quốc gia.

Hình tượng người phụ nữ được khắc họa uy quyền ở phần chuôi kiếm là nét độc đáo khiến kiếm trở thành bảo vật quốc gia.

Vạc đồng Cẩm Thủy là hiện vật gốc độc bản, mang tính địa phương rõ rệt và được đánh giá là vạc đồng nguyên vẹn lớn nhất Việt Nam đến nay. Vạc làm bằng đồng, nặng khoảng một tấn, cao 79,8 cm, đường kính miệng 134,4 cm, đường kính đáy 115 cm.

Vạc đồng Cẩm Thủy là hiện vật gốc độc bản, mang tính địa phương rõ rệt và được đánh giá là vạc đồng nguyên vẹn lớn nhất Việt Nam đến nay. Vạc làm bằng đồng, nặng khoảng một tấn, cao 79,8 cm, đường kính miệng 134,4 cm, đường kính đáy 115 cm.

Trống đồng Đông Sơn IV, loại I được khai quật tại di chỉ Đông Sơn, làng Đông Sơn (nay phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) năm 1969.

Trống đồng Đông Sơn IV, loại I được khai quật tại di chỉ Đông Sơn, làng Đông Sơn (nay phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) năm 1969.

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa giới thiệu phiên bản trống đồng Ngọc Lũ theo tỷ lệ 1:1 giống phiên bản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa giới thiệu phiên bản trống đồng Ngọc Lũ theo tỷ lệ 1:1 giống phiên bản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Để khai thác quảng bá giá trị văn hóa xứ Thanh, Hiệp Hội du lịch Việt Nam và Hiệp hội du lịch Thanh Hóa đã tổ chức khảo sát liên kết tuyến điểm, trong đó có giới thiệu điểm đến Bảo tàng Thanh Hóa.

Để khai thác quảng bá giá trị văn hóa xứ Thanh, Hiệp Hội du lịch Việt Nam và Hiệp hội du lịch Thanh Hóa đã tổ chức khảo sát liên kết tuyến điểm, trong đó có giới thiệu điểm đến Bảo tàng Thanh Hóa.

Khách đến bảo tàng thích thú tìm hiểu về bộ ba bảo vật nói trên.

Khách đến bảo tàng thích thú tìm hiểu về bộ ba bảo vật nói trên.

Bảo tàng Thanh Hóa là nơi lưu giữ nhiều trống đồng nhất Việt Nam.

Bảo tàng Thanh Hóa là nơi lưu giữ nhiều trống đồng nhất Việt Nam.

Sự liên kết với doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đang thu hút du khách tới các điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử của xứ Thanh.

Sự liên kết với doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đang thu hút du khách tới các điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử của xứ Thanh.

Chùm ảnh, clip: XC/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/van-hoa/bo-ba-bao-vat-quoc-gia-o-thanh-hoa-tieu-bieu-nen-van-hoa-hang-nghin-nam-dong-son-20241229162857278.htm
Zalo