Biwase đầu tư mạnh cho xử lý rác, tái chế chất thải

Chiều ngày 10/2, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã có buổi gặp gỡ nhà đầu tư đầu năm 2025 và họp báo thông tin về quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase, chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư đầu và báo chí năm 2025. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase, chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư đầu và báo chí năm 2025. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Biwase, cho biết với chiến lược tập trung vào sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn và đầu tư vào các lĩnh vực khó nhằm bảo vệ môi trường, Biwase tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong sự phát triển bền vững của Bình Dương.

Hiện nay, Bình Dương đạt tỷ lệ đô thị 85%; trong đó, có có 95% dân số Bình Dương được cung cấp nước sạch, còn khoảng 5% khu vực nông thôn đang được Biwase đầu tư, mở rộng mạng lưới đưa nước sạch về nông thôn, phấn đấu thời gian tới có 100% dân vùng nông thôn có nước sạch sử dụng. Công nghệ xử lý nước hiện đại của Biwase đã được chuyên gia đánh giá cao, đạt tiêu chuẩn, chất lượng ổn định cho khách, góp phần vào mục tiêu chung tăng trưởng quy mô nền kinh tế của tỉnh Bình Dương đạt 2 con số trong năm 2025.

Bình Dương xử lý 2.300 tấn rác/ngày theo mô hình tuần hoàn. Từ năm 2023, Biwase ngừng chôn lấp rác, tận dụng để sản xuất phân bón, gạch và phát điện 5MW. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Bình Dương xử lý 2.300 tấn rác/ngày theo mô hình tuần hoàn. Từ năm 2023, Biwase ngừng chôn lấp rác, tận dụng để sản xuất phân bón, gạch và phát điện 5MW. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Theo đó, trong năm 2025, Tổng Công ty Biwase đặt mục tiêu đưa tổng doanh thu đạt từ 2.920 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 520 tỷ đồng. Riêng Biwase và các công ty con đạt 5.220 tỷ đồng, lợi nhuận trên 680 tỷ đồng, nâng tổng công suất các nhà máy lên 970.000 m3/ngày, nước thương phẩm đạt 220 triệu m3, đấu nối cấp nước thêm 20.000 khách hàng, tỷ lệ thất thoát nước giảm toàn công ty 4,8%, cổ tức đạt 13%...

Theo ông Nguyễn Văn Thiền, Biwase không chỉ là doanh nghiệp cung cấp nước sạch và xử lý môi trường mà còn đặt mục tiêu trở thành hình mẫu về sản xuất xanh và kinh tế tuần hoàn. Qua đó, Công ty đã đầu tư mạnh vào các dự án như nâng công suất xử lý rác, tái chế chất thải để sản xuất phân bón hữu cơ, và mở rộng công suất cấp nước. Biwase cũng tiếp tục cải thiện tỷ lệ thất thoát nước, giảm xuống còn 4,8%, và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý nước và chất thải. Đặc biệt, các sản phẩm tái chế từ rác thải của Biwase không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bền vững.

Bình Dương xử lý 2.300 tấn rác/ngày theo mô hình tuần hoàn. Từ năm 2023, Biwase ngừng chôn lấp rác, tận dụng để sản xuất phân bón, gạch và phát điện 5MW. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Bình Dương xử lý 2.300 tấn rác/ngày theo mô hình tuần hoàn. Từ năm 2023, Biwase ngừng chôn lấp rác, tận dụng để sản xuất phân bón, gạch và phát điện 5MW. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

“Chúng tôi hiểu rằng phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực khó như xử lý rác thải và giảm tỷ lệ thất thoát nước với cam kết của Biwase trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế; trong đó phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng là đóng góp chung vào phát triển của tỉnh Bình Dương,” ông Thiền nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Thiền ngành nước có 3 thách thức đang đối mặt đó là thủ tục hành chính, vốn và công tác phục vụ cho khách hàng. “Mọi bước đi của Biwase đều hướng tới mục tiêu dài hạn là bảo vệ môi trường và xây dựng một cộng đồng bền vững. Đây cũng là cách chúng tôi đồng hành cùng tỉnh nhà trong chiến lược tăng trưởng xanh,” ông Nguyễn Văn Thiền chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh hiện có hơn 70.000 doanh nghiệp trong nước được khuyến khích chuyển đổi số, áp dụng công nghệ cao và cải tiến kỹ thuật. Đồng thời, tỉnh ưu tiên phát triển kinh tế xanh, sản xuất tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phát thải, tăng sức cạnh tranh và góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số. Đây là hướng đi chiến lược giúp Bình Dương thu hút đầu tư, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và xu hướng kinh tế toàn cầu.

Biwase đầu tư đường ống dẫn nước có đường kính D2.400 dẫn nước về trung tâm công nghiệp huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Biwase đầu tư đường ống dẫn nước có đường kính D2.400 dẫn nước về trung tâm công nghiệp huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng - TTXVN

Bình Dương đặt mục tiêu trở thành trung tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại vào năm 2050, đồng thời phát triển Thành phố Trung ương vào năm 2030. Tỉnh tập trung mở rộng không gian đô thị, khai thác hiệu quả tài nguyên và phát triển bền vững theo mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn. Hướng đi này giúp giảm phát thải carbon, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Mỗi ngày, Bình Dương thải ra khoảng 2.300 tấn rác, tất cả đều được thu gom và xử lý theo mô hình tuần hoàn, biến rác thành tài nguyên tái chế. Từ năm 2023, Biwase đã chấm dứt chôn lấp rác trên lưu vực sông Đồng Nai, thay vào đó tận dụng để sản xuất phân bón, gạch và phát điện với công suất 5MW.

Bên cạnh đó, Biwase xây dựng hệ thống cấp nước sạch với công suất 1 triệu m³/ngày đêm, phủ sóng cả vùng sâu, vùng xa. Công ty cũng mở rộng ngoài phạm vi địa phương, tiến ra các tỉnh như Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An, Cà Mau và Tp. Hồ Chí Minh... Đặc biệt, Biwase đầu tư 1.000 tỷ đồng kéo đường ống nước hơn 20 km tại Long An để cung cấp nước sạch, giúp người dân địa phương ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn.

Dương Chí Tưởng/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/biwase-dau-tu-manh-cho-xu-ly-rac-tai-che-chat-thai/362695.html
Zalo