Bitcoin biến động: Rủi ro hay cơ hội cho nhà đầu tư?

Là một biểu tượng của sự phát triển công nghệ blockchain và kinh tế số, Bitcoin phát triển mạnh mẽ từ khi ra mắt cho tới nay cùng với hàng loạt sự biến động: tăng vọt đến mức kỷ lục và cả lao dốc không phanh. Điều này đặt ra câu hỏi: sự biến động này là cơ hội hay rủi ro cho nhà đầu tư?

Bitcoin - Loại tài sản biến động mạnh

Tồn tại một cách độc lập và không thuộc sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, giá trị của Bitcoin không bị ảnh hưởng bởi những biến động của những loại hàng hóa, tài sản truyền thống như vàng hay cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị của Bitcoin trong suốt những năm qua đã có những dao động rất mạnh mẽ - những bước nhảy vọt kỷ lục và những lần giảm giá bất ngờ.

Trong ngày hôm qua, Bitcoin (BTC) tiếp tục giậm chân tại chỗ ở mức trên 62.000 USD, với mỗi lần giảm xuống dưới mức giá đó đều nhanh chóng đảo ngược nhưng giao dịch không có mục đích. Giá bitcoin đã giảm 1,2% trong 24 giờ qua, phù hợp với hiệu suất của Chỉ số CoinDesk 20 chuẩn chung của thị trường. Ether (ETH) của Ethereum gần như đi ngang trong cùng kỳ, trong khi token gốc của blockchain lớp 1 Aptos (APT) nổi bật với mức tăng 6%. Trong khi đó, Memecoin, có lẽ là đồng tiền số rủi ro nhất, đã bị bán tháo khi các nhà giao dịch rút một số lợi nhuận khỏi bảng sau đợt tăng giá trong vài ngày qua. Các token meme vốn hóa lớn pepe (PEPE), dogwifhat (WIF) và popcat đã giảm khoảng 5% trong ngày. Thị trường tiền điện tử tương đối ảm đạm trong cổ phiếu Hoa Kỳ tăng giá, với Nasdaq thiên về công nghệ tăng 1,5%. Vàng là nơi đầu tư an toàn truyền thống đã bán tháo 1,5%, với dầu thô và bạc đều giảm 4% sau đợt tăng giá trong vài tuần qua.

Nguyên nhân chính của sự biến động này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm ảnh hưởng từ sự đầu cơ của các nhà đầu tư lớn, hay còn gọi là "cá voi", có khả năng thao túng thị trường với các giao dịch khổng lồ. Bên cạnh đó, thông tin về quy định của chính phủ, sự chấp nhận của thị trường hay phát ngôn của những người nổi tiếng hoặc giới chính trị gia về tiền điện tử cũng là các nguyên nhân dẫn đến sự biến động khó lường này.

Giá trị của Bitcoin từ năm 2012 cho tới nay (Ảnh: Curvo)

Giá trị của Bitcoin từ năm 2012 cho tới nay (Ảnh: Curvo)

Nỗi lo sợ của những nhà đầu tư

Trong một cuộc thảo luận gần đây, người dẫn chương trình Roundtable Rob Nelson và Armando Pantoja, Nhà sáng lập Quant Index, đã thừa nhận nỗi sợ hãi mà nhiều người cảm thấy về biến động của các đồng tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng. Sự bất ổn cao của Bitcoin có thể dẫn đến rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm hoặc không chịu được áp lực của thị trường.

Việc không có bảo hiểm tài sản cũng là một trong những điều các nhà đầu tư lưu tâm khi cân nhắc về bitcoin. Không giống như cổ phiếu hoặc trái phiếu được hỗ trợ bởi tài sản thực hay bảo hiểm nhà nước, Bitcoin không có sự bảo trợ nào. Nếu nhà đầu tư mất tiền do thị trường lao dốc hoặc bị hack, họ không có cơ chế bảo vệ nào để đòi lại tài sản.

Bên cạnh đó, nỗi lo về rủi ro "mất trắng" của nhà đầu tư sau những cú trượt giá gây sốc của Bitcoin cũng đến từ việc cơ chế pháp lý dành cho tiền điện tử chưa rõ ràng, dẫn đến việc các nhà đầu tư không được bảo vệ về mặt pháp luật. Nhiều kẻ lừa đảo cũng lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tài sản.

Nhà đầu tư Bitcoin có thể mất trắng bởi những vụ lừa đảo công nghệ cao (Ảnh: Internet)

Nhà đầu tư Bitcoin có thể mất trắng bởi những vụ lừa đảo công nghệ cao (Ảnh: Internet)

Rủi ro lớn, cơ hội lớn?

Mặc dù sự biến động của Bitcoin có vẻ đáng lo ngại, nhiều nhà đầu tư lại coi đây là cơ hội để kiếm lời lớn. Với sự thay đổi mạnh mẽ về giá, Bitcoin mang lại tiềm năng sinh lợi cao trong thời gian ngắn, điều mà ít loại tài sản khác có thể làm được.

Đối với những người chấp nhận rủi ro cao, việc mua Bitcoin khi giá giảm và bán ra khi giá tăng có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có chiến lược lướt sóng ngắn hạn (day trading) hoặc trung hạn. Đối với những nhà đầu tư dài hạn, họ thậm chí cho rằng Bitcoin là "vàng kỹ thuật số", là một nơi lưu trữ tài sản giá trị trong tương lai, chống lại lạm phát và khủng hoảng tài chính.

Không những thế, Bitcoin mang lại cho nhà đầu tư cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư, đặc biệt khi thị trường tài chính truyền thống bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế hoặc chính trị. Trong một số trường hợp, Bitcoin thậm chí có thể hoạt động ngược lại với các tài sản truyền thống, tạo ra một lớp tài sản thay thế hấp dẫn.

Liệu Bitcoin có còn là "mỏ kim cương" khi thị trường này được bình ổn?

Trong cuộc thảo luận, Rob Nelson cho rằng sự biến động này là điều chấp nhận được đối với một thị trường non trẻ như Bitcoin. So sánh với thị trường chứng khoán biến động của những năm 1920, Pantoja nhấn mạnh rằng khi các biện pháp quản lý và các công cụ phái sinh tham gia vào thị trường, "thị trường sẽ ổn định hơn". Tuy nhiên, Pantoja cảnh báo rằng khi biến động giảm thì tiềm năng tăng trưởng lớn cũng giảm: "Chúng ta sẽ không còn mức tăng 300% này nữa". Nó đồng nghĩa với việc, một khi thị trường Bitcoin bình ổn, khả năng "phát tài" từ Bitcoin của các nhà đầu tư cũng giảm đi rất nhiều.

Sự biến động của Bitcoin có thể là cả cơ hội và rủi ro, tùy thuộc vào cách nhìn và chiến lược đầu tư của mỗi người. Đối với những người yêu thích mạo hiểm và có khả năng quản lý rủi ro tốt, Bitcoin có thể là một cơ hội sinh lời rất lớn với tiềm năng tăng trưởng bất ngờ. Tuy nhiên, với những người không chịu được sự căng thẳng và không có kinh nghiệm đối phó với thị trường biến động mạnh, Bitcoin có vẻ không phải là một khoản đầu tư tốt cho họ. Điều quan trọng nhất là nhà đầu tư cần hiểu rõ mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận và luôn có kế hoạch phòng ngừa rủi ro một cách cẩn trọng.

(Tổng hợp)

Hải Anh

Nguồn Doanh nhân & Pháp luật: https://doanhnhan.vn/bitcoin-bien-dong-rui-ro-hay-co-hoi-cho-nha-dau-tu-78321.html
Zalo