Bình Thuận: Thường vụ Tỉnh ủy sẽ làm Bí thư cấp xã quan trọng, dân số đông

Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên, lãnh đạo sở có thể làm bí thư cấp xã có vị trí quan trọng, dân số đông.

Ngày 15-5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành hướng dẫn về khung cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế; xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp xã, phường, đặc khu thành lập mới trên địa bàn tỉnh.

 Nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, có thể xem xét, bố trí nhân sự là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư đảng ủy..

Nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, có thể xem xét, bố trí nhân sự là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư đảng ủy..

Đảng ủy xã 15-17 biên chế

Theo đó, nguyên tắc chung nhằm bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật; việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định.

Tuyệt đối tránh tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực trong phân công, bố trí, giới thiệu cán bộ. Không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.

Đảng ủy xã, phường được lập 3 cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc, gồm: Văn phòng, Ban xây dựng đảng và cơ quan ủy ban kiểm tra đảng ủy.

Đảng ủy đặc khu được lập tối đa 4 cơ quan tham mưu, giúp việc, gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức; Ban tuyên giáo và dân vận; Cơ quan ủy ban kiểm tra đảng ủy và trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy.

 Một góc Hòn Tranh, đảo Phú Quý nơi sẽ thành đặc khu của tỉnh Lâm Đồng (mới) sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông. Ảnh PHƯƠNG NAM.

Một góc Hòn Tranh, đảo Phú Quý nơi sẽ thành đặc khu của tỉnh Lâm Đồng (mới) sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông. Ảnh PHƯƠNG NAM.

Biên chế cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của đảng ủy cấp xã (mới) định hướng khoảng 15 -17 biên chế, ở những nơi có trung tâm chính trị bố trí không quá 20 biên chế.

Trước mắt có thể bố trí biên chế nhiều hơn (gồm cán bộ công tác Đảng của huyện, xã hiện có và một số cán bộ, công chức cấp tỉnh); sau khi hoàn thiện vị trí việc làm, tối đa sau thời gian 5 năm phải thực hiện đúng theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Về số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã: Là tổng số ủy viên hiện có trước khi sáp nhập (không tính số ủy viên nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển địa bàn, thay đổi vị trí công tác khác hoặc có nguyện vọng xin thôi việc).

Cơ cấu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã tham gia ban thường vụ Đảng ủy; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã là trưởng các tổ chức chính trị - xã hội (sau khi đã thực hiện sắp xếp): 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Bí thư Đoàn Thanh niên; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Nông dân; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; 1 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Công đoàn.

Biên chế cán bộ lãnh đạo, công chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã (mới) khoảng 8 - 10 biên chế.

 Biên chế cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của đảng ủy cấp xã (mới) định hướng khoảng 15 -17 biên chế, ở những nơi có trung tâm chính trị bố trí không quá 20 biên chế. Ảnh minh họa.

Biên chế cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của đảng ủy cấp xã (mới) định hướng khoảng 15 -17 biên chế, ở những nơi có trung tâm chính trị bố trí không quá 20 biên chế. Ảnh minh họa.

Trước mắt có thể bố trí biên chế nhiều hơn (bao gồm cán bộ công tác Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể của huyện, xã hiện có, và có thể một số cán bộ, công chức cấp tỉnh); sau khi hoàn thiện vị trí việc làm, tối đa sau thời gian 5 năm phải thực hiện đúng theo quy định của cấp có thẩm quyền…

Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư cấp xã

Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 1-8-2025. Cấp ủy, chính quyền địa phương có trách nhiệm sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

 Xã Phan Rí Cửa sau sáp nhập là xã đông dân cư và mật độ dân số cao nhất tỉnh Bình Thuận.

Xã Phan Rí Cửa sau sáp nhập là xã đông dân cư và mật độ dân số cao nhất tỉnh Bình Thuận.

Chính quyền địa phương cấp xã gồm HĐND và UBND. HĐND cấp xã thành lập 2 ban chuyên môn giúp việc là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.

UBND cấp xã định hướng tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn và tương đương, gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường); Phòng Văn hóa - Xã hội; Trung tâm phục vụ hành chính công.

Số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND của từng cấp xã sẽ do UBND tỉnh quyết định phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng đơn vị hành chính cấp xã. Chuyển 100% biên chế chính quyền địa phương cấp huyện để có thể bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

Dự kiến biên chế bình quân của mỗi xã khoảng 32 biên chế. Số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng cấp xã sẽ do UBND tỉnh quyết định phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng đơn vị hành chính cấp xã.

Có thể xem xét, bố trí nhân sự là Tỉnh ủy viên làm bí thư đảng ủy; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư đảng ủy.

 Các xã, phường dân số đông, vị trí quan trọng có thể cử Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư Đảng ủy.

Các xã, phường dân số đông, vị trí quan trọng có thể cử Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư Đảng ủy.

Giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế và thực hiện chuyển giao cho chính quyền cấp xã quản lý các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trạm y tế của đơn vị cấp xã mới để bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại cơ sở và bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh trên địa bàn cấp xã.

“Việc xem xét, bố trí nhân sự là Tỉnh ủy viên làm bí thư đảng ủy hoặc nhân sự Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư Đảng ủy đối với đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông; việc bố trí lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh về giữ các chức danh chủ chốt cấp xã… sẽ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định”, hướng dẫn kết luận.

PHƯƠNG NAM

Nguồn PLO: https://plo.vn/binh-thuan-thuong-vu-tinh-uy-se-lam-bi-thu-cap-xa-quan-trong-dan-so-dong-post849855.html
Zalo