Biến mối quan hệ với sếp thành khoản đầu tư sinh lời

Mối quan hệ với sếp không chỉ là công việc mà còn là một khoản đầu tư dài hạn. Nếu biết cách đàm phán và xây dựng kết nối, bạn sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp thuận lợi hơn.

Mọi mối quan hệ đều liên quan đến việc cho và nhận. Trong nhiều tình huống, bất luận chủ đề trao đổi là gì, việc xem cuộc trò chuyện mà bạn sắp tiến hành với sếp như một cuộc đàm phán có thể giúp ích cho bạn. Đàm phán là nghệ thuật thỏa hiệp và xây dựng mối quan hệ.

Điều này không có nghĩa là bạn đập bàn, ném một bản yêu sách dài thườn thượt cho sếp và đình công đến khi những đòi hỏi của bạn được đáp ứng. Thay vào đó, bạn nhận ra rằng những kết quả tốt nhất thường là những kết quả được thương lượng trong êm đẹp, vậy nên bạn có thể học được rất nhiều điều từ những nhà đàm phán giỏi nhất.

Trường Luật Harvard đã vinh danh Nelson Mandela là một trong những nhà đàm phán giỏi nhất lịch sử. Ông nổi tiếng là người có tính kiên nhẫn, lòng quyết tâm, cách tiếp cận thiết thực, khả năng tư duy chiến lược và khả năng kiên trì. Ông biết khi nào nên linh hoạt và nhượng bộ, nhưng ông nhất định không lùi bước đối với những điều thật sự quan trọng.

 Nếu biết cách đàm phán và xây dựng kết nối, bạn sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp thuận lợi hơn.

Nếu biết cách đàm phán và xây dựng kết nối, bạn sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp thuận lợi hơn.

Jeff Weiss, Aram Donigian và Jonathan Hughes đã nghiên cứu cách các quân nhân Mỹ giải quyết mâu thuẫn và tác động đến người khác trong những tình huống cực kỳ mạo hiểm và không chắc chắn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những nhà đàm phán giỏi nhất thường triển khai năm chiến lược sau đây:

- Nắm bắt tình hình tổng thể. Biết được vấn đề và quan điểm của đối phương.

- Khám phá những vấn đề sâu kín và hợp tác với đối phương. Đề xuất nhiều giải pháp khác nhau và mời đối phương hợp tác cũng như chia sẻ ý tưởng của họ.

- Đạt được sự đồng thuận đích thực từ đối phương. Sử dụng dữ kiện thực tế và các nguyên tắc công bằng để thuyết phục và tạo ảnh hưởng với đối phương.

- Xây dựng các mối quan hệ dựa trên niềm tin thay vì nỗi sợ. Thực hiện đàm phán liên tục với mức độ tăng dần để củng cố mối quan hệ bằng niềm tin.

- Chú tâm vào quá trình đàm phán cũng như các kết quả mong muốn. Đừng phản ứng bốc đồng với đối phương mà hãy thực hiện các bước chủ động để định hình quá trình đàm phán và kết quả của quá trình đó.

Bạn cũng có thể áp dụng các chiến lược này vào những cuộc trò chuyện khó khăn với sếp của bạn. Bạn cần phải hiểu tình hình tổng thể và biết sếp đang gặp vấn đề gì. Hãy kiểm tra xem liệu có vấn đề gì mà bạn chưa nhận thức được có thể ảnh hưởng đến các quyết định của sếp hay không.

 Sách Sếp tồi - Ảnh H.Q.

Sách Sếp tồi - Ảnh H.Q.

Ngay cả khi đã chuẩn bị nhiều giải pháp, bạn cũng hãy sẵn sàng thỏa hiệp để điều chỉnh và định hình các giải pháp sẵn có. Bạn có nhiều khả năng thành công hơn nếu bạn yêu cầu những điều công bằng và mối quan hệ giữa hai bên có sự tin cậy cũng như sự trao đổi “có đi có lại”.

Để sẵn sàng bước vào một cuộc đàm phán cũng như tham gia vào một cuộc trò chuyện hiệu quả và mang tính xây dựng với sếp, bạn cần thực hiện năm bước quan trọng, dù không nhất thiết phải tuân theo một trình tự cố định.

Michelle Gibbings | First News - Nhà xuất bản Dân trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/bien-moi-quan-he-voi-sep-thanh-khoan-dau-tu-sinh-loi-post1542875.html
Zalo