Dầu của Nga có lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh về giá bán, họ còn ít chịu ảnh hưởng do tình hình khủng hoảng tại Biển Đỏ hiện nay.
Lĩnh vực vận chuyển và buôn bán tài nguyên năng lượng đang trải qua cơn khủng hoảng thực sự. Hiện tại chi phí vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông đến châu Á đã tăng 182% kể từ cuối tháng 1/2024, tờ Bloomberg đưa tin.
Điều này xảy ra trong bối cảnh luồng giao thông qua Biển Đỏ bị gián đoạn, tuyến đường nói trên tiếp tục khiến các hãng vận tải lo sợ bởi những cuộc tấn công của Houthi.
Việc tăng cước vận tải như vậy bị đánh giá không có lý do thực sự chính đáng và không hợp lý về mặt kinh tế.
Các hãng vận tải chỉ đơn giản là đang lợi dụng tình hình, như vào năm 2021, trong thời kỳ đại dịch, do những bước đi như vậy, họ đã kiếm được lợi nhuận vượt mức.
Giá cước mà các công ty hiện đang tính để vận chuyển Naphtha (được sử dụng trong sản xuất xăng và một số loại nhựa.) từ Trung Đông đến châu Á đã tăng gần gấp 3, lên khoảng 83.000 USD mỗi ngày, tăng từ mức 30.000 USD chỉ 5 ngày trước.
Cuối tuần trước, truyền thông đưa tin các tàu chở gần 9 triệu thùng dầu thô từ Saudi Arabia và Iraq sẽ bị trì hoãn khi thực hiện hành trình dài qua châu Phi. Tuyến đường này có thể tăng thêm hai tuần cho chuyến đi (thậm chí nhiều hơn) vào chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên đây có thể là những lô hàng cuối cùng được giao muộn và với giá cao. Khách hàng sẽ từ chối những hợp đồng tiếp theo, khi chọn những ưu đãi rẻ hơn.
Tính đến thực tế là Kênh đào Panama cũng đang gặp khó khăn với việc cho tàu qua lại, đó là lý do tại sao toàn bộ chuỗi hậu cần từ Mỹ cũng gặp phải tình trạng chậm trễ và chi phí tăng cao.
Tình trạng này đơn giản đã loại bỏ các đối thủ cạnh tranh đối với những sản phẩm dầu mỏ của Nga đang cung cấp cho Châu Á.
Các tàu chở hàng từ Liên bang Nga có thể đi qua Biển Đỏ đến tay khách hàng ở châu Á mà không bị chậm trễ và tăng chi phí.
Các chuyên gia cảnh báo khu vực thương mại phương Tây rằng vấn đề Biển Đỏ phải được giải quyết, nếu không thị trường Ấn Độ và Trung Quốc vốn đã quen với nguồn cung giá rẻ sẽ rơi vào tay những công ty Nga mãi mãi.
Cách tiếp cận trong lĩnh vực giá cả này không thể được chấp nhận, nhưng nó vẫn chưa thể tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ.
Rất có thể cơ quan quản lý sẽ chính là thị trường (một lần nữa, như vào năm 2021), khi, trong bối cảnh thiếu nhu cầu vận tải do tăng giá cước vận chuyển không chính đáng, các công ty vận tải sẽ phải giảm chi phí dịch vụ .
Chỉ là lần này thì mọi việc có vẻ đã quá muộn - Châu Á sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường của mình và từ nay trở đi sẽ chỉ mua nguyên liệu thô từ Nga.
Và rất có thể họ sẽ không muốn thay đổi bất cứ điều gì, để không gặp lại những “bất ngờ” dưới hình thức cơn khát lợi nhuận của những công ty vận tải hoặc thương lái.