Bia cổ quý nhất thành Thăng Long ghi gì mà ai cũng tò mò?

Tấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Những điều khắc ghi trên bia phản ánh giá trị thiêng liêng của một quốc lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt...

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bia điện Nam Giao là tấm bia đồ sộ và tinh xảo nhất của kinh thành Thăng Long xưa còn được gìn giữ đến nay. Là dấu tích duy nhất còn lại của đàn Nam Giao thành Thăng Long, tấm bia này được dựng vào thời vua Lê Hy Tông, năm 1679.

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bia điện Nam Giao là tấm bia đồ sộ và tinh xảo nhất của kinh thành Thăng Long xưa còn được gìn giữ đến nay. Là dấu tích duy nhất còn lại của đàn Nam Giao thành Thăng Long, tấm bia này được dựng vào thời vua Lê Hy Tông, năm 1679.

Bia tạc từ đá, có hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, có chiều cao 213 cm, rộng 146 cm, dày 34 cm. Hoa văn được trang trí trên bia và bệ thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng.

Bia tạc từ đá, có hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, có chiều cao 213 cm, rộng 146 cm, dày 34 cm. Hoa văn được trang trí trên bia và bệ thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng.

Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính, cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao.

Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính, cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao.

Sau đây là bản dịch nghĩa một số phần trong nội dung chính của văn bia: "Tế Giao lại đặt tên điện Chiêu Sự là vì sao? Là vì nơi đó phụng sự Thượng đế. Làm sáng tỏ lễ Tế Giao thì việc trị nước dễ như chỉ bảo trên lòng bàn tay”.

Sau đây là bản dịch nghĩa một số phần trong nội dung chính của văn bia: "Tế Giao lại đặt tên điện Chiêu Sự là vì sao? Là vì nơi đó phụng sự Thượng đế. Làm sáng tỏ lễ Tế Giao thì việc trị nước dễ như chỉ bảo trên lòng bàn tay”.

“Kính nghĩ, nước Đại Việt ta xây dựng mở mang trong trời đất muôn dặm như vậy. Đóng đô, xây thành rõ ràng việc xây dựng đất nước; Chọn hướng chính vị, tỏ lòng cung kính với trời. Lấy góc phía Nam thành để dựng điện Nam Giao Chiêu Sự”.

“Kính nghĩ, nước Đại Việt ta xây dựng mở mang trong trời đất muôn dặm như vậy. Đóng đô, xây thành rõ ràng việc xây dựng đất nước; Chọn hướng chính vị, tỏ lòng cung kính với trời. Lấy góc phía Nam thành để dựng điện Nam Giao Chiêu Sự”.

“Vào sớm mồng một đầu năm nghênh tế ở đây. Lễ ấy cử hành trải qua bao đời vẫn giữ, nhưng xây dựng chưa được hoàn hảo, tô điểm cũng chưa thật tinh xảo, chưa đủ để báo ơn trời lớn lao”.

“Vào sớm mồng một đầu năm nghênh tế ở đây. Lễ ấy cử hành trải qua bao đời vẫn giữ, nhưng xây dựng chưa được hoàn hảo, tô điểm cũng chưa thật tinh xảo, chưa đủ để báo ơn trời lớn lao”.

“Cầu mong công trình này có được một quy chế từ xưa chưa có, làm được một việc từ xưa chưa ai làm, hẳn là phải đợi ở bậc Thánh vương có khí trượng vượt qua người thường!”.

“Cầu mong công trình này có được một quy chế từ xưa chưa có, làm được một việc từ xưa chưa ai làm, hẳn là phải đợi ở bậc Thánh vương có khí trượng vượt qua người thường!”.

“[...] Thường nghĩ, bậc vương giả, trên vâng mệnh trời đất, dưới vỗ về triệu dân. Biết kính trời thì thịnh trị có thể bền vững, thái bình có thể giữ mãi. Vậy nên thời và điềm, không phải được bắt đầu ở trời sao”.

“[...] Thường nghĩ, bậc vương giả, trên vâng mệnh trời đất, dưới vỗ về triệu dân. Biết kính trời thì thịnh trị có thể bền vững, thái bình có thể giữ mãi. Vậy nên thời và điềm, không phải được bắt đầu ở trời sao”.

“Hàng năm vào ngày mồng một tháng Giêng mùa xuân, tự thân phò xa giá Hoàng thượng dẫn các quan triều nghiêm chỉnh đến sân điện, tiến hành đại lễ, cung kính cung kính hết mức, còn cho rằng như thế cũng chưa đủ”.

“Hàng năm vào ngày mồng một tháng Giêng mùa xuân, tự thân phò xa giá Hoàng thượng dẫn các quan triều nghiêm chỉnh đến sân điện, tiến hành đại lễ, cung kính cung kính hết mức, còn cho rằng như thế cũng chưa đủ”.

“Thế là bèn ra uy quyết đoán, chọn lấy ngày lành, tập trung các thợ. Cột xà chọn lựa gỗ tốt; Mực thước theo cung Trường Sinh. Tháo bỏ các thứ cũ xưa, dựng xây toàn công phu mới”.

“Thế là bèn ra uy quyết đoán, chọn lấy ngày lành, tập trung các thợ. Cột xà chọn lựa gỗ tốt; Mực thước theo cung Trường Sinh. Tháo bỏ các thứ cũ xưa, dựng xây toàn công phu mới”.

“Đến tháng 9 mùa thu năm Quý Mão (1663) niên hiệu Cảnh Trị thứ 1 thì khởi công, đến cuối năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664) thì hoàn thành”.

“Đến tháng 9 mùa thu năm Quý Mão (1663) niên hiệu Cảnh Trị thứ 1 thì khởi công, đến cuối năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664) thì hoàn thành”.

“Nền xây bằng gạch, trụ dựng cột đá. Đao cong rực rỡ, đầu rồng dưới mái sóng đôi. Góc uốn huy hoàng. Chân ngao vững vàng cân đối. Rỡ ràng quy mô đổi mới. Hiên ngang xây lại đất trời”.

“Nền xây bằng gạch, trụ dựng cột đá. Đao cong rực rỡ, đầu rồng dưới mái sóng đôi. Góc uốn huy hoàng. Chân ngao vững vàng cân đối. Rỡ ràng quy mô đổi mới. Hiên ngang xây lại đất trời”.

“Ngôi điện này không chỉ bày tỏ lòng tôn kính đương thời, mà còn muốn truyền mãi cho đời sau. Thế là bèn thuê thợ khắc đá truyền cho đời sau để biết được tấm lòng của Vương thượng, cung kính giữ bên trong, khiêm nhượng biểu hiện ở ngoài”.

“Ngôi điện này không chỉ bày tỏ lòng tôn kính đương thời, mà còn muốn truyền mãi cho đời sau. Thế là bèn thuê thợ khắc đá truyền cho đời sau để biết được tấm lòng của Vương thượng, cung kính giữ bên trong, khiêm nhượng biểu hiện ở ngoài”.

“Công thực dày, đức thực lớn. có công đức ấy hẳn sẽ có phúc thọ ấy. Phúc của trời, lộc trời dư dật. Thọ bởi trời ban, tuổi thọ trời cho. Ngàn phúc trăm phúc con cháu muôn ngàn đời dài mãi và cả nghiệp Đế, nghiệp Vương, mệnh trời ban cho dài mãi [...]”.

“Công thực dày, đức thực lớn. có công đức ấy hẳn sẽ có phúc thọ ấy. Phúc của trời, lộc trời dư dật. Thọ bởi trời ban, tuổi thọ trời cho. Ngàn phúc trăm phúc con cháu muôn ngàn đời dài mãi và cả nghiệp Đế, nghiệp Vương, mệnh trời ban cho dài mãi [...]”.

Theo các nhà nghiên cứu, đàn tế trời thành Thăng Long được xây dựng vào thời Lý (năm 1152). Đến cuối thời Lê trung hưng, vua Lê Chiêu Thống cho đốt hết các công trình kiến trúc và đàn Nam Giao cũng dần trở nên hoang phế. Chỉ còn tấm bia đá được gìn giữ đến ngày nay.

Theo các nhà nghiên cứu, đàn tế trời thành Thăng Long được xây dựng vào thời Lý (năm 1152). Đến cuối thời Lê trung hưng, vua Lê Chiêu Thống cho đốt hết các công trình kiến trúc và đàn Nam Giao cũng dần trở nên hoang phế. Chỉ còn tấm bia đá được gìn giữ đến ngày nay.

Có thể nói, tấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, khi đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chứng kiến nhiều sự đổi thay của lịch sử đất nước. Những điều khắc ghi trên bia phản ánh giá trị thiêng liêng của một quốc lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt...

Có thể nói, tấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, khi đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chứng kiến nhiều sự đổi thay của lịch sử đất nước. Những điều khắc ghi trên bia phản ánh giá trị thiêng liêng của một quốc lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt...

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bia-co-quy-nhat-thanh-thang-long-ghi-gi-ma-ai-cung-to-mo-2007667.html
Zalo