Bí mật chưa ai biết về yêu quái 'đen đủi' nhất Tây Du Ký

Nhắc tới thành công của Tây Du Ký, không thể không nhắc đến những yêu quái muôn hình muôn dạng, tuy nhiên tất cả đều chung một kết cục 'bi thảm nhất' trước 5 thầy trò Đường Tăng.

Tây Du Ký dù đã chiếu nhiều năm nhưng đến nay vẫn nhận được sự quan tâm của khán giả. Điều đáng nói Tây Du Ký 1986 gắn liền với tuổi thơ ấu của khán giả thế hệ 7X, 8X và 9X đời đầu. Bởi vì, lúc ấy công nghệ kỹ thuật số chưa phát triển, chưa phổ cập công nghệ 4.0 nên việc xem ti vi là một lựa chọn giải trí xa xỉ.

Bộ phim Tây Du Ký 1986 lập nhiều kỷ lục.

Bộ phim Tây Du Ký 1986 lập nhiều kỷ lục.

Nổi bật nhất là ở những xóm làng vùng nông thôn, việc trẻ con tụ tập tại một nhà cùng nhau xem những bộ phim trở thành hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, in sâu trong tâm trí nhiều người.

Ngoài các nhân vật chính là Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng... thì yêu quái cũng là những nhân vật thú vị tạo nên bộ phim kinh điển này.

Yêu quái trong Tây Du Ký thường là thú cưỡi, tiểu đồng của các vị tiên gia hay bồ tát, ngoài ra cũng có các loài động vật tu luyện thành tinh, đa số đều chung một mong muốn là ăn thịt Đường Tăng để được trường sinh bất lão, rút ngắn con đường tu thành chính quả.

Xuyên suốt phim có nhiều yêu quái bản lĩnh cao cường đã khiến cho thầy trò Đường Tăng gặp phải không ít khó khăn sóng gió. Tuy nhiên trong Tây Du Ký có một yêu quái vận khí đen đủi, chưa được gặp Đường Tăng đã bị mất mạng.

Đáng chú ý trong diễn biến truyện Tây Du Ký, khi đến núi Bình Đỉnh (có bản dịch là Bình Đính), mấy thầy trò Đường Tăng đụng độ hai yêu quái tài phép, đa mưu là Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương.

Ngự trị vùng đất Bỉnh Liên Sơn, Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương là nỗi khiếp sợ của sơn thần, thổ địa. Chúng thần thông quảng đại, bắt sơn thần hàng ngày đến phục dịch chúng, giết người không ghê tay.

Cửu Vĩ Hồ bị chết khi chưa thấy được mặt Đường Tăng.

Cửu Vĩ Hồ bị chết khi chưa thấy được mặt Đường Tăng.

Dù cho hai yêu vương này muốn ăn thịt Đường Tăng nhưng vẫn e sợ Tề Thiên Đại Thánh thần thông quảng đại, biết rằng cậy thế bắt không xong, bèn khéo léo lập mưu lợi dụng lòng từ bi của Đường Tăng.

Ngân Giác đại vương biến thành một đạo sĩ ngã gãy chân, máu me đầm đìa ngồi ở mé đường, miệng rên ư ử, kêu van cứu mạng.

Gặp Đường Tăng, hắn nói dối rằng tối qua đi làm lễ về gặp hổ dữ, sợ quá ngã lăn vào đá nhọn nên mới bị thương, không ngồi được ngựa, bắt Tôn Ngộ Không phải cõng.

Sau đó, Ngân Giác niệm chú khiến hòn núi Tu Di bay ngang rớt xuống khiến Tôn Ngộ Không bị nằm dưới hòn núi.

Do một ngọn Tu Di Sơn không thể trấn áp được Ngộ Không, thế nên Ngân Giác đại vương đã chồng thêm hai ngọn Nga My và Thái Sơn để đè lên Tôn Ngộ Không y như năm nào ở Ngũ Hành Sơn.

Trong kiếp nạn thầy trò Đường Tăng gặp Kim Giác và Ngân Giác đại vương tại Bình Đỉnh Sơn, hai tên đại vương này nhận Cửu Vĩ Hồ là nghĩa mẫu, đồng thời tặng cho yêu hồ chín đuôi này Hoàng Kim Thừng.

Trong kiếp nạn thầy trò Đường Tăng gặp Kim Giác và Ngân Giác đại vương tại Bình Đỉnh Sơn, hai tên đại vương này nhận Cửu Vĩ Hồ là nghĩa mẫu, đồng thời tặng cho yêu hồ chín đuôi này Hoàng Kim Thừng.

Đối đầu Kim Giác và Ngân Giác, Tôn Ngộ Không phải một phen lao tâm khổ trí, hết biến thân thành đạo sĩ lừa lấy bảo bối, rồi lại giả dạng mẹ của hai tên yêu quái...

Bàn về mẹ của Kim Giác và Ngân Giác, thực chất đây là một con Cửu Vĩ Hồ (yêu hồ 9 đuôi) được Kim Giác và Ngân Giác nhận là nghĩa mẫu (mẹ).

Còn Kim Giác và Ngân Giác vốn là cặp tiên đồng sống trong cung của thái Thượng Lão Quân, hai người đã ăn cắp một số bảo bối của Lão Quân rồi trốn xuống trần gian làm yêu quái, trong số các bảo bối ăn trộm được chúng đã tặng Hoàng Kim Thưng (dây thường hoàng kim) cho Cửu Vĩ Hồ.

Tương truyền dây thừng hoàng kim chính là thắt lưng của Thái Thượng Lão Quân, nó có thể trói siết bất kỳ cái gì, hơn nữa, còn có thể phóng to thu nhỏ theo kích thước người bị trói khiến không thể thoát ra.

Với bảo bối này hai con yêu quái bắt sống Tôn Ngộ Không dễ như trở bàn tay khiến Tôn Hành Giả phải dùng phép di hồn mới có thể thoát ra được.

Cửu Vĩ Hồ trú tại động Áp Long ở Áp Long Sơn, chỉ có vài tiểu yêu nữ hầu hạ bên cạnh, rất được Kim Giác và Ngân Giác kính hiếu.

Khi bắt được thầy trò Đường Tăng, Kim Giác - Ngân Giác không hưởng thụ riêng mà cho quân đến mời Cửu Vĩ Hồ đến để cùng thưởng thức. Tuy nhiên khi còn chưa biết được hình hài Đường Tăng như thế nào, Cửu Vĩ Hồ đã bị Tôn hầu tử "giải quyết" trên đường đến Bình Đỉnh Sơn.

Nói thêm về phần Cửu Vĩ Hồ, đây là một yêu quái này trú tại động Áp Long ở Áp Long Sơn, chỉ có vài tiểu yêu nữ hầu hạ bên cạnh và rất được Kim Giác và Ngân Giác kính hiếu. Khi bắt được thầy trò Đường Tăng, Kim Giác và Ngân Giác không hưởng thụ riêng mà cho quân đến mời Cửu Vĩ Hồ đến để cùng thưởng thức.

Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không đã đánh chết hai tên lâu la, sau đó dùng chân thân và một cọng lông biến thành hai yêu quái đến động Áp Long mời Cửu Vĩ Hồ.

Trong phim Tây Du Ký Cửu Vĩ Hồ tuy là yêu quái nhưng thực chất thì chưa hề đứng ra cản đường hay làm hại thầy trò Đường Tăng, yêu quái này chỉ vô tình bị kéo vào câu chuyện và khi còn chưa biết được hình dáng Đường Tăng như thế nào, Cửu Vĩ Hồ đã bị Tôn Ngộ Không tiêu diệt trên đường đến núi núi Bình Đỉnh. Nhiều người nhận định đây là một trong số những yêu quái đen đủi nhất trong Tây Du Ký, bởi đang yên đang lành tự nhiên bị chết vì lòng hiếu thảo của các con nuôi.

Trong văn hóa dân gian Trung Hoa, Cửu Vĩ Hồ hay Cửu Vĩ Thiên Hồ thông thường gọi Cáo chín đuôi hay Hồ ly chín đuôi, yêu quái này là cái tên được nhắc đến rất nhiều, gắn liền với các mỹ nhân.

Cũng chính hình tượng nổi tiếng nhất của Cửu Vĩ Hồ có lẽ là lần xuất hiện trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, theo đó nó là một yêu tinh, do Nữ Oa kiểm soát và được ra lệnh mê hoặc Trụ Vương của nhà Thương.

Cửu Vĩ Hồ đã chiếm hữu thân thể Đát Kỷ và buộc nàng phải làm theo lệnh. Cuối cùng, Đát Kỷ bị Khương Tử Nha giết chết còn Cửu Vĩ Hồ đã bị Nữ Oa trừng phạt do nó đã làm những việc tàn ác và đã không tuân theo mệnh lệnh ban đầu là mê hoặc Trụ vương song không làm hại những người khác.

Tây Du Ký là tác phẩm xoay quanh câu chuyện Đường Tăng cùng với học trò là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng sang Tây Trúc bái phật cầu kinh. Trên đường đi thầy trong Đường Tăng phải hàng yêu phục quái, trải 81 kiếp nạn, cuối cùng mới diện kiến được Phật Tổ Như Lai.

Kể từ khi công chiếu đến nay Tây Du Ký không chỉ là một câu chuyện hành trình đơn giản, mà còn chứa đựng nhiều tầng nghĩa, ẩn dụ và triết lý sâu sắc.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bi-mat-chua-ai-biet-ve-yeu-quai-den-dui-nhat-tay-du-ky-204240830194143572.htm
Zalo