Bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam - bệnh âm thầm, tăng báo động
Các bệnh về cơ xương khớp không còn mới ở Việt Nam nhưng vẫn chưa được quan tâm, phòng ngừa đúng cách. Chậm trễ, chủ quan về các vấn đề về cơ xương khớp có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe, hạn chế sinh hoạt và tệ hơn là tàn phế vĩnh viễn.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới
Đầu tháng 11/2022, Chị Ngọc Hạnh (39 tuổi) đang là nhân viên văn phòng ở TP.HCM nghe đồng nghiệp rủ đi bấm huyệt, massage kéo dãn xương. Điều khiến chị bất ngờ nhất là khi đến nơi, đa phần khách hàng ở đây đều chỉ tầm tuổi chị và có khi còn trẻ hơn. Điểm chung duy nhất của họ là đều nhức mỏi cổ vai gáy, tay chân tê rần, có người còn bị vẹo cột sống người khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, khó tập trung làm việc, sinh hoạt.
Được các kỹ thuật viên chăm sóc massage, Hạnh biết được rất nhiều người là khách hàng thường xuyên cùa trung tâm; có người book luôn các nhân viên kỹ thuật đến nhà để chăm sóc điều trị lâu dài.
Một thống kê gần đây cho thấy Việt Nam được xếp vào nhóm những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp cao nhất thế giới. Số liệu thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam chỉ ra có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Theo Hội Loãng xương TP.HCM ước tính, khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang mắc chứng loãng xương, dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%. Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì 1 người mắc bệnh loãng xương.
Không chỉ Việt Nam, trên toàn thế giới có khoảng 1,71 tỷ người mắc bệnh Cơ xương khớp, trên 200 triệu người bị loãng xương. Điều đó cho thấy bệnh lý cơ xương khớp là một thực tế sức khỏe đáng báo động với mọi người tiêu dùng.
Đau cơ xương khớp, đừng chủ quan!
Nhắc đến các bệnh về cơ xương khớp, đa phần mọi người đều sẽ nghĩ chỉ có người già mới mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết mình đang có dấu hiệu bệnh lý cơ xương khớp từ lâu.
Nguyên nhân chính khiến cho nhiều người dễ bị các bệnh lý cơ xương khớp là thói quen cúi đầu thường xuyên dùng điện thoại, thiết bị điện tử trong thời gian dài. Ngoài ra nhịp sống văn phòng 8 tiếng một ngày chỉ ngồi một chỗ, ít vận động đi lại cũng khiến các khớp xương dễ bị khô cứng.
Bệnh cơ xương khớp không gây chết người nhưng lại là bệnh có nguy cơ gây tàn phế rất cao. Các nghiên cứu của Hội Cơ xương khớp Việt Nam trên bệnh nhân cho thấy chỉ khoảng 5 năm sau khi phát bệnh, số bệnh nhân còn chức năng lao động bình thường chỉ khoảng 40%, và 16% mất chức năng đi lại nghiêm trọng.
Chưa hết, khi mắc phải các vấn đề về cơ xương khớp, người bệnh cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày bao gồm những cơn đau mỏi trong cơ và khớp kéo dài. Lâu dần người bệnh sẽ cảm thấy mất đi sự dẻo dai, mất đi năng lượng và thường xuyên mệt mỏi và có thể mắc phải các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch, thiếu máu…
Giữ cơ xương khớp chắc khỏe, sống vui vẻ mỗi ngày
Tuy là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm hoặc phòng ngừa đúng thời điểm, bệnh cơ xương khớp không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sau độ tuổi 30, khối cơ trong cơ thể giảm từ 3 - 8% mỗi thập kỷ, mật độ xương cũng giảm từ 1 - 2%. Để bù đắp lại cho cơ thể, giữ được sự dẻo dai, tự do bay nhảy bất chấp độ tuổi, việc bổ sung canxi, đạm và collagen là thiết yếu. Nguồn dinh dưỡng kể trên có thể được bổ sung từ các loại thực phẩm như ngũ cốc, hải sản, hạt, trái cây… và đặc biệt là các loại sữa bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho cho hệ cơ xương khớp.
Hiểu rõ tình trạng và nhu cầu của người Việt Nam, nhãn hàng Anlene - thương hiệu thuộc Tập đoàn Fonterra Brands đã ứng dụng các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng để cho ra đời những sản phẩm với chất lượng cao, bổ sung canxi, collagen, đạm, vitamin - khoáng chất cần thiết và gần đây là hoạt chất MFGM cho Cơ Xương Khớp và hệ vận động của người lớn tuổi tại Việt Nam.
Ông Roshan De Silva - Tổng Giám đốc Fonterra Brands Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực của Anlene để không chỉ giúp người tiêu dùng Việt Nam nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe khỏe cơ xương khớp mà còn chủ động chăm sóc sức khỏe hệ vận động, cùng nhau thay đổi thói quen dinh dưỡng, vận động, hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý cơ xương khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống”.