Bên trong di tích hầm tránh bom tại khách sạn sang bậc nhất Hà Nội

Căn hầm tránh bom từng là nơi trú ẩn của nhiều người nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nay trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút những người yêu thích lịch sử.

 Nằm chính giữa khuôn viên của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là một di tích lịch sử đặc biệt, đó là căn hầm được xây dựng để tránh bom trong cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ tại miền Bắc những năm kháng chiến. Căn hầm này tình cờ được phát hiện vào năm 2011 trong quá trình sửa chữa nâng cấp một quầy bar gần bể bơi, các công nhân đào móng đã phát hiện lớp bê tông dày đến gần 30 cm ở độ sâu khoảng 2 m, là nóc của một hầm ngầm kiên cố trong đó có nhiều phòng riêng biệt.

Nằm chính giữa khuôn viên của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là một di tích lịch sử đặc biệt, đó là căn hầm được xây dựng để tránh bom trong cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ tại miền Bắc những năm kháng chiến. Căn hầm này tình cờ được phát hiện vào năm 2011 trong quá trình sửa chữa nâng cấp một quầy bar gần bể bơi, các công nhân đào móng đã phát hiện lớp bê tông dày đến gần 30 cm ở độ sâu khoảng 2 m, là nóc của một hầm ngầm kiên cố trong đó có nhiều phòng riêng biệt.

 Đến 21/5/2012, nơi này mở cửa và chỉ dành cho khách ở tại khách sạn tham quan. Trong quá trình khai quật, nhiều hiện vật quý đã được phát hiện và bảo tồn nguyên vẹn như hệ thống khóa, ổ khóa, chai rượu cũ, ổ điện, bóng đèn... các hiện vật này hiện được trưng bày tại sảnh chính của khách sạn.

Đến 21/5/2012, nơi này mở cửa và chỉ dành cho khách ở tại khách sạn tham quan. Trong quá trình khai quật, nhiều hiện vật quý đã được phát hiện và bảo tồn nguyên vẹn như hệ thống khóa, ổ khóa, chai rượu cũ, ổ điện, bóng đèn... các hiện vật này hiện được trưng bày tại sảnh chính của khách sạn.

 Căn hầm nằm ở độ sâu khoảng 2 m dưới lòng đất, có ba lối ra vào, trong đó hai lối đi đã bị lấp kín, hiện nay chỉ còn một lối vào duy nhất nằm cạnh bể bơi của khách sạn.

Căn hầm nằm ở độ sâu khoảng 2 m dưới lòng đất, có ba lối ra vào, trong đó hai lối đi đã bị lấp kín, hiện nay chỉ còn một lối vào duy nhất nằm cạnh bể bơi của khách sạn.

 Căn hầm có diện tích gần 39 m2, ngăn rộng nhất có diện tích hơn 7 m2, hẹp nhất chỉ hơn 2 m2, chiều cao trung bình 1,85 m, có sức chứa khoảng 45 người.

Căn hầm có diện tích gần 39 m2, ngăn rộng nhất có diện tích hơn 7 m2, hẹp nhất chỉ hơn 2 m2, chiều cao trung bình 1,85 m, có sức chứa khoảng 45 người.

 Bên trong hầm có 6 chiếc cửa sắt, 2 cửa gỗ, được chia là 8 ngăn trong đó có 4 ngăn có cửa, 2 ngăn thông nhau và 2 phòng chờ.

Bên trong hầm có 6 chiếc cửa sắt, 2 cửa gỗ, được chia là 8 ngăn trong đó có 4 ngăn có cửa, 2 ngăn thông nhau và 2 phòng chờ.

Trải qua thời gian dài bị lãng quên và ngập trong nước, nhiều thiết bị trong hầm như: ổ cắm, cầu dao, đèn chiếu sáng ống thông khí... hầu hết đã bị gỉ sét, hư hỏng.

Trải qua thời gian dài bị lãng quên và ngập trong nước, nhiều thiết bị trong hầm như: ổ cắm, cầu dao, đèn chiếu sáng ống thông khí... hầu hết đã bị gỉ sét, hư hỏng.

 Nơi này từng là nơi tránh bom của nhiều nhân vật nổi tiếng từ năm 1960 đến 1972, trong đó có diễn viên Jane Fonda, nhà hoạt động chống chiến tranh Tom Hayden, nhà ngoại giao Australia Bob Devereaux...

Nơi này từng là nơi tránh bom của nhiều nhân vật nổi tiếng từ năm 1960 đến 1972, trong đó có diễn viên Jane Fonda, nhà hoạt động chống chiến tranh Tom Hayden, nhà ngoại giao Australia Bob Devereaux...

 Cũng chính tại căn hầm này, nữ ca sĩ Mỹ Joan Baez đã ghi âm một phần ca khúc Where are you my son trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mùa đông năm 1972. Tựa ca khúc được bà đặt từ lời than khóc của một bà mẹ mất đứa con trai duy nhất trong chiến dịch đánh bom của Mỹ nhằm vào Hà Nội.

Cũng chính tại căn hầm này, nữ ca sĩ Mỹ Joan Baez đã ghi âm một phần ca khúc Where are you my son trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mùa đông năm 1972. Tựa ca khúc được bà đặt từ lời than khóc của một bà mẹ mất đứa con trai duy nhất trong chiến dịch đánh bom của Mỹ nhằm vào Hà Nội.

 Hai lối lên xuống khác của hầm hiện nay đã được bịt kín.

Hai lối lên xuống khác của hầm hiện nay đã được bịt kín.

 Căn hầm là một trong những di sản đáng quý, minh chứng lịch sử về cuộc chiến tranh tàn khốc năm xưa. Ngày nay, căn hầm rộng hơn 36 m2 này đã trở thành một điểm tham quan thú vị cho khách lưu trú trong khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

Căn hầm là một trong những di sản đáng quý, minh chứng lịch sử về cuộc chiến tranh tàn khốc năm xưa. Ngày nay, căn hầm rộng hơn 36 m2 này đã trở thành một điểm tham quan thú vị cho khách lưu trú trong khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

 Vào năm 2013, căn hầm đã được cấp giải thưởng danh dự do UNESCO công nhận cho những nỗ lực bảo tồn để mang lại một di tích lịch sử gần như bị lãng quên.

Vào năm 2013, căn hầm đã được cấp giải thưởng danh dự do UNESCO công nhận cho những nỗ lực bảo tồn để mang lại một di tích lịch sử gần như bị lãng quên.

Việt Linh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/ben-trong-di-tich-ham-tranh-bom-tai-khach-san-sang-bac-nhat-ha-noi-post1548914.html
Zalo