Bệ đỡ của du lịch xanh

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia tập trung thu hút du khách quốc tế, Việt Nam đang tích cực khai thác các điểm mạnh chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh. Việc kết hợp các loại hình logistics được coi là bệ đỡ với du lịch xanh để phát triển kinh tế bền vững.

Du khách quốc tế trải nghiệm ẩm thực tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang.

Tận dụng lợi thế

Cùng với các lạo hình logistics, hàng không có vai trò hút du khách quốc tế để phát triển du lịch Việt Nam. Các chuyên gia chỉ ra hàng loạt thách thức nhưng nhấn mạnh đến những thuận lợi để tận dụng thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển du lịch xanh, bền vững theo hướng bảo vệ cảnh quan, môi trường, văn hóa.

Hàng không có vai trò hút du khách quốc tế để phát triển du lịch Việt Nam. Ảnh minh họa

Hàng không có vai trò hút du khách quốc tế để phát triển du lịch Việt Nam. Ảnh minh họa

Đó là Việt Nam đã tạo lập được và duy trì vị thế là “một điểm đến an toàn.

Theo Nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, thị trường hàng không Việt Nam đã phục hồi bằng mức năm 2019, ước tính sản lượng vận chuyển quốc tế cả năm 2024 đạt hơn 41 triệu lượt khách (tăng 27% so với năm 2023), dự báo thị trường vận tải hàng không quốc tế đến, đi từ Việt Nam trong năm 2025 tiếp tục tăng trưởng trên 10% so với năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng trung bình dự báo khoảng 5-6%/năm, thị trường hàng không Việt Nam hứa hẹn sẽ đón khoảng 150 triệu khách vào năm 2035 và 200 triệu khách vào năm 2040, tăng lần lượt 1,9 lần và gần 2,5 lần so với năm 2019. Đây là thời điểm cất cách cho ngành du lịch Việt Nam.

Du khách trải nghiệm dưới chân dốc Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên

Du khách trải nghiệm dưới chân dốc Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên

TS. Lê Tuấn Anh - Trưởng Khoa Quản trị du lịch và ngôn ngữ quốc tế (Đại học Văn hóa Hà Nội) nhận định, ngành hàng không không chỉ là cầu nối giữa du khách với các điểm đến Việt Nam, mà còn là kênh quảng bá cho thương hiệu du lịch Việt, giữ vị trí quan trọng trong việc bắt đầu, kết thúc hành trình khám phá cũng như thúc đẩy việc quay trở lại của du khách.

"Chúng ta đã trải qua giai đoạn phát triển du lịch đại chúng. Bên cạnh giá cả, chất lượng dịch vụ là đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các điểm đến ở địa phương. Điều này được thể hiện qua các yếu tố như: con người, giá trị văn hóa, các vấn đề về vệ sinh, an ninh, an toàn và cách sắp đặt điểm đến trong suốt hành trình trải nghiệm của du khách" - ông Lê Tuấn Anh cho hay.

Ẩm thực tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên

Ẩm thực tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên

Bàn về xu hướng phát triển Du lịch xanh theo hướng bền vững, Chủ tịch HĐQT Rustic Hospitality Group Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, cần phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với các tiêu chí bền vững; du lịch nông nghiệp từ vườn đến bàn ăn gắn với nhận thức và sử dụng thực phẩm hữu cơ; du lịch sinh thái farmstay gắn với trải nghiệm văn hóa và nông thôn bảo tồn và đa dạng sinh học; du lịch giáo dục là xây dựng mô hình trải nghiệm, kỹ năng sinh tồn gắn bảo tồn và chống biến đổi khí hậu.

Vị này nhấn mạnh, vai trò của hàng không trong du lịch là quá trình trải nghiệm bao gồm quà tặng, video, quảng cáo… trong chuyến bay; cầu nối địa phương và thế giới từ việc tăng tiếp cận cho khu vực vùng sâu, vùng xa thông qua việc hợp tác giữa các điểm du lịch và hãng bay.

"Phải xây dựng hợp tác hàng không và du lịch, tầm nhìn cho du lịch bền vững, các sản phẩm cần phải được kể chuyện một cách chân thực và cuốn hút. Cùng với đó, tạo gói khuyến mại cho du lịch năm giảm chi phí, điều tiết dòng khách cho các điểm đến" - ông Ngọc Bích nói.

Gợi mở để phát triển

Đưa ra quan điểm về chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Quốc Trí cho rằng, phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh. Mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Homstay Thẩm Mã, Hà Giang đang là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Khắc Kiên

Homstay Thẩm Mã, Hà Giang đang là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Khắc Kiên

Theo đó, năm 2025 phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP. Để đạt được kết quả nên tạo sức hút hấp dẫn từ các điểm đến bằng khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, loại hình du lịch đặc trưng, nguồn lực thực hiện.

Hạ tầng xanh hướng tới sự thịnh vượng và bền vững dựa trên các tiêu chí chứng chỉ LEED, xây dựng các công trình với việc sử dụng các vật liệu phát thải thấp, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sống. Còn cơ sở vật của điểm, khu du lịch được đánh giá dựa trên các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện đi lại. Trong đó đảm bảo 4 yếu tố về tiện nghi, thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn để thu hút khách du lịch.

Tiện nghi tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang kết hợp truyền thống và hiện đại lấy chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu. Anh: Khắc Kiên

Tiện nghi tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang kết hợp truyền thống và hiện đại lấy chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu. Anh: Khắc Kiên

Vị này đề xuất nội dung hành động nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi vì mục tiêu phát triển du lịch xanh ở Việt Nam. Cải thiện năng lực quản lý hiệu quả lượng khách du lịch tại các điểm. Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác, vai trò và trách nhiệm giữa các bên liên quan; liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp vận chuyển đường sắt, đường thủy...

Muốn hút khách du lịch có thể xây dựng bản đồ điểm đến xanh. Nghĩa là xây dựng landing page (LDP) giới thiệu, quảng bá các điểm đến đã đạt chứng nhận xanh, không rác thải nhựa. Hình ảnh trung tâm là đồ họa bản đồ Việt Nam có hiện thị vị trí, hình ảnh, thông tin, biện pháp, ý tưởng chuyển đổi xanh để du khách truy cập có thể tương tác bằng cách chọn vị trí tương ứng, rồi cũng có thể đăng tải hình ảnh check-in, chia sẻ trải nghiệm của bản thân (được kiểm duyệt trước khi xuất hiện công khai). Ngoài ra, LDP còn chưa thông tin giới thiệu về chương trình chiến lược chuyển đổi xạnh du lịch, bộ tiêu chí công nhận điểm đến xanh, không rác thải nhựa, các địa phương có thể đăng ký trở thành điểm đến xanh. LDP sẽ cập nhập liên tục các điểm đến xanh đã được công nhận.

Trong khi đó, ông Võ Huy Cường kiến nghị, cần phải giữ vững môi trường du lịch an toàn, xu lịch phát triển bền vững theo hướng bảo vệ cảnh quan, môi trường, văn hóa, loại hình du lịch đa dạng sử dụng các phương thức vận tải khác nhau nên cần có sự thay đổi phù hợp…

Đặc biệt cần khai thác, quảng bá tối đa các dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ở sân bay, cũng như triển khai thêm các sản phẩm bay giờ sáng sớm và tối muộn với mức giảm giá từ 20 - 30% giá vé so với mức giá các chuyến bay vào giờ thông thường. Ngoài ra, các công ty lữ hành - du lịch, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, điểm tham quan... ở các vùng du lịch cũng cần cùng tham gia vào chiến dịch kích cầu các chuyến bay đêm, từ đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Ngày 18/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch, trong đó có việc cải thiện hạ tầng và dịch vụ logistics, bao gồm logistics hàng không để nâng cao trải nghiệm du khách và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam.

Ngày 24/2/2024, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, bao gồm: Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không và logistics, hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam.

Khắc Kiên

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/be-do-cua-du-lich-xanh.html
Zalo