Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước ngày mở cửa

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý sẽ mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí từ 1-11 đến hết năm 2024.

 Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên diện tích 386.600m2, tại địa bàn 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó, có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên diện tích 386.600m2, tại địa bàn 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó, có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.

 Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, cùng với đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2.

Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, cùng với đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2.

 Rất nhiều máy bay, tên lửa, xe tăng, pháo... được trưng bày trước sân Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Rất nhiều máy bay, tên lửa, xe tăng, pháo... được trưng bày trước sân Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

 Sảnh chính của bảo tàng trưng bày chiếc "Én bạc" MiG-21 mang số hiệu 4324. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng có 9 phi công điều khiển chiếc MiG-21 4324, đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần, bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trên thân của chiếc MiG-21 in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ. Chiếc máy bay này được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 14-1-2015.

Sảnh chính của bảo tàng trưng bày chiếc "Én bạc" MiG-21 mang số hiệu 4324. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng có 9 phi công điều khiển chiếc MiG-21 4324, đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần, bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trên thân của chiếc MiG-21 in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ. Chiếc máy bay này được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 14-1-2015.

 Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

 Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh. Đồng thời, với hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử sẽ mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh. Đồng thời, với hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử sẽ mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.

 Được biết, không gian bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề. Các hiện vật nêu bật được nội dung chủ điểm trong từng phần.

Được biết, không gian bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề. Các hiện vật nêu bật được nội dung chủ điểm trong từng phần.

 Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý. Các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện, cùng với đó là sự đa dạng trong loại hình thể hiện, bao gồm: văn bản, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh.

Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý. Các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện, cùng với đó là sự đa dạng trong loại hình thể hiện, bao gồm: văn bản, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh.

 Tượng điêu khắc "Nắm đất miền nam" do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955.

Tượng điêu khắc "Nắm đất miền nam" do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955.

 Khu vực trưng bày Bảo vật quốc gia - chiếc máy bay MiG-21 số hiệu 5121 cùng các hệ thống phòng không góp phần làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của quân và dân ta tháng 12-1972. Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân từng điều khiển chiếc MiG-21 này và bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27-12-1972. Chiếc máy bay từng bắn hạ 5 máy bay Mỹ, phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cũng từng điều khiển chiếc máy bay này.

Khu vực trưng bày Bảo vật quốc gia - chiếc máy bay MiG-21 số hiệu 5121 cùng các hệ thống phòng không góp phần làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của quân và dân ta tháng 12-1972. Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân từng điều khiển chiếc MiG-21 này và bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27-12-1972. Chiếc máy bay từng bắn hạ 5 máy bay Mỹ, phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cũng từng điều khiển chiếc máy bay này.

 Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc T-54B thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng sau đó tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 30-4-1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch. Lúc 11 giờ, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, là người đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843 được nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc T-54B thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng sau đó tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 30-4-1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch. Lúc 11 giờ, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, là người đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843 được nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012.

 Trong không gian hai bên cánh của tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay. Từ ngày 1-11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12-2024.

Trong không gian hai bên cánh của tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay. Từ ngày 1-11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12-2024.

PHI HÙNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-truoc-ngay-mo-cua-post817062.html
Zalo