'Bảo tàng dưới lòng đất', hé lộ bức tranh cư trú, mộ táng thời tiền sử

Cuộc khai quật năm 2025 tại di tích Mán Bạc (Ninh Bình) đã phát lộ ba tầng văn hóa cùng nhiều dấu tích cư trú, mộ táng, góp phần làm rõ không gian sinh tồn của cư dân thời tiền sử.

Di tích khảo cổ học Mán Bạc thuộc thôn Bạch Liên, xã Đồng Thái (tỉnh Ninh Bình). Theo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, vào tháng 3/1998, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích cư trú thời tiền sơ sử. Di tích này được khai quật lần đầu năm 1999, sau đó được khai quật thêm 4 lần nữa với tổng diện tích gần 150 m2. Ảnh: Đình Minh.

Di tích khảo cổ học Mán Bạc thuộc thôn Bạch Liên, xã Đồng Thái (tỉnh Ninh Bình). Theo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, vào tháng 3/1998, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích cư trú thời tiền sơ sử. Di tích này được khai quật lần đầu năm 1999, sau đó được khai quật thêm 4 lần nữa với tổng diện tích gần 150 m2. Ảnh: Đình Minh.

Từ kết quả khai quật, đã xác định đây là một di tích cư trú, mộ táng tập trung với mật độ cao (105 mộ táng với 107 cá thể) cùng một hệ thống di vật đặc sắc. Ảnh: Đình Minh.

Từ kết quả khai quật, đã xác định đây là một di tích cư trú, mộ táng tập trung với mật độ cao (105 mộ táng với 107 cá thể) cùng một hệ thống di vật đặc sắc. Ảnh: Đình Minh.

Tiếp nối những kết quả trên, từ tháng 4 - 6/2025, cuộc khai quật thứ 6 đã được triển khai trên diện tích 196 m2, hoàn thành giai đoạn mở lớp, ghi nhận tầng văn hóa dày 1,7–1,9 m, chia thành 3 lớp, tương ứng hai giai đoạn phát triển sớm - muộn. Ảnh: Đình Minh.

Tiếp nối những kết quả trên, từ tháng 4 - 6/2025, cuộc khai quật thứ 6 đã được triển khai trên diện tích 196 m2, hoàn thành giai đoạn mở lớp, ghi nhận tầng văn hóa dày 1,7–1,9 m, chia thành 3 lớp, tương ứng hai giai đoạn phát triển sớm - muộn. Ảnh: Đình Minh.

Ông K.T. (trú thôn Bạch Liên, xã Đồng Thái), người trực tiếp tham gia cuộc khai quật lần thứ 6 cho biết: Quá trình khai quật, ông và nhiều người dân phát hiện rất nhiều công cụ, trang sức làm bằng đá và nhiều mảnh ngói vỡ, vỏ nhuyễn thể, xương động vật... 'Do nơi khai quật nằm gần nghĩa địa nên việc đào bới phải rất cẩn thận. Ngoài vị trí khai quật trên, khi đào huyệt cho bà con ở đây, chúng tôi cũng phát hiện nhiều công cụ cổ xưa, nằm rải rác xung quanh nghĩa địa', ông T. nói. Ảnh: Đình Minh.

Ông K.T. (trú thôn Bạch Liên, xã Đồng Thái), người trực tiếp tham gia cuộc khai quật lần thứ 6 cho biết: Quá trình khai quật, ông và nhiều người dân phát hiện rất nhiều công cụ, trang sức làm bằng đá và nhiều mảnh ngói vỡ, vỏ nhuyễn thể, xương động vật... 'Do nơi khai quật nằm gần nghĩa địa nên việc đào bới phải rất cẩn thận. Ngoài vị trí khai quật trên, khi đào huyệt cho bà con ở đây, chúng tôi cũng phát hiện nhiều công cụ cổ xưa, nằm rải rác xung quanh nghĩa địa', ông T. nói. Ảnh: Đình Minh.

Đáng chú ý, trong hố khai quật lần này, các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 hố mộ có hài cốt rõ rệt, cùng một ngôi mộ trẻ nhỏ không còn di cốt. Ảnh: Mạnh Quyền.

Đáng chú ý, trong hố khai quật lần này, các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 hố mộ có hài cốt rõ rệt, cùng một ngôi mộ trẻ nhỏ không còn di cốt. Ảnh: Mạnh Quyền.

Đối với di tích động vật, nhuyễn thể, qua phân tích sơ bộ, đã xác định được 12 loài nhuyễn thể thuộc nhóm hai mảnh vỏ và chân bụng. Với xương động vật, thấy chủ yếu là xương cá (cá voi, cá đuối) và xương lợn, hươu, nai, khỉ, bò sát. Ảnh: Đình Minh.

Đối với di tích động vật, nhuyễn thể, qua phân tích sơ bộ, đã xác định được 12 loài nhuyễn thể thuộc nhóm hai mảnh vỏ và chân bụng. Với xương động vật, thấy chủ yếu là xương cá (cá voi, cá đuối) và xương lợn, hươu, nai, khỉ, bò sát. Ảnh: Đình Minh.

Đối với dị vật thu được, rất đa dạng về loại hình và phong phú về số lượng với các chất liệu như đá, gốm, xương, vỏ nhuyễn thể. Đồ đá có các loại hình bàn mài, rìu, bôn, đục, cưa, chì lưới, thanh đá được mài nhẵn, dao, đồ trang sức. Ảnh: Đình Minh.

Đối với dị vật thu được, rất đa dạng về loại hình và phong phú về số lượng với các chất liệu như đá, gốm, xương, vỏ nhuyễn thể. Đồ đá có các loại hình bàn mài, rìu, bôn, đục, cưa, chì lưới, thanh đá được mài nhẵn, dao, đồ trang sức. Ảnh: Đình Minh.

Qua kết quả khai quật, các nhà khoa học nhận định, Mán Bạc là di tích cư trú - mộ táng, bao gồm 2 giai đoạn phát triển sớm - muộn. Niên đại tương đối thuộc về hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng thau. Ảnh: Đình Minh.

Qua kết quả khai quật, các nhà khoa học nhận định, Mán Bạc là di tích cư trú - mộ táng, bao gồm 2 giai đoạn phát triển sớm - muộn. Niên đại tương đối thuộc về hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng thau. Ảnh: Đình Minh.

Với những giá trị đặc sắc trên, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình đề nghị, cần sớm xây dựng hồ sơ về di tích Mán Bạc, trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Từ đó, có cơ sở để xây dựng những chính sách và kế hoạch thích hợp đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Đình Minh.

Với những giá trị đặc sắc trên, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình đề nghị, cần sớm xây dựng hồ sơ về di tích Mán Bạc, trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Từ đó, có cơ sở để xây dựng những chính sách và kế hoạch thích hợp đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Đình Minh.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/bao-tang-duoi-long-dat-he-lo-buc-tranh-cu-tru-mo-tang-thoi-tien-su-10309475.html
Zalo