Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật
Các nhà Ai Cập học đến từ Thụy Sĩ nghiên cứu ngón chân giả 3.000 năm tuổi. Có khả năng đây là một trong những ngón chân giả lâu đời nhất lịch sử loài người.

Theo đó, khi tiến hành khai quật tại một ngôi mộ phụ nữ từ nghĩa trang Sheikh Abd el-Qurna gần Luxor, Ai Cập, các chuyên gia Ai Cập học đến từ trường Đại học Basel ở Thụy Sĩ bất ngờ phát hiện ra một bộ phận kỳ lạ. Ảnh: @Đại học Basel.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra bộ phận độc nhất vô nhị này bằng kính hiển vi hiện đại, công nghệ X-quang và chụp cắt lớp vi tính. Ảnh: @Đại học Basel.

Kết quả cho thấy, đó là một ngón chân cái nhân tạo được làm bằng gỗ, ước tính có niên đại gần 3.000 năm tuổi. Ảnh: @Đại học Basel.

Bộ phận này thuộc về xác ướp của một người phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi tên là Tabaketenmut, con gái của một vị tư tế cao cấp sống giữa năm 950 - 710 TCN. Ảnh: @Đại học Basel.

Các kỹ thuật thăm dò chuyên sâu hơn cho thấy, bộ phận giả này được làm từ ba miếng gỗ được chạm khắc để phù hợp chính xác với hình dạng của bàn chân. Các miếng gỗ có lỗ khoan dọc theo ranh giới và dùng dây da luồn qua chúng để cố định. Nó cũng có dấu hiệu hao mòn cho thấy việc sử dụng đã rất lâu dài. Ảnh: @Đại học Basel.

Thực tế, người Ai Cập cổ xưa cũng hay tạo ra các bộ phận nhân tạo cho mục đích chôn cất, nhưng ngón chân cái giả này cho thấy dấu hiệu nó đã được sử dụng thực tế trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Thiết kế của bộ phận giả này được cải tiến về mặt cơ học và được tạo ra để di chuyển, không phải là một bộ phận thẩm mỹ, nhằm trang trí cho một xác chết. Ảnh: @Đại học Basel.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.