Báo Mỹ giải thích lý do Nga đẩy mạnh sản xuất tiêm kích Su-35

Không quân Nga mới đây đã nhận lô tiêm kích Su-35 thứ hai trong năm 2025, cho thấy hoạt động sản xuất đang diễn ra khẩn trương.

Tạp chí Military Watch (MW) của Mỹ cho biết, Nga có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất tiêm kích đa năng Su-35 trong thời gian tới sau khi nhận thấy phương tiện chiến đấu này có ưu điểm rất lớn.

Tạp chí Military Watch (MW) của Mỹ cho biết, Nga có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất tiêm kích đa năng Su-35 trong thời gian tới sau khi nhận thấy phương tiện chiến đấu này có ưu điểm rất lớn.

Tờ MW nhận xét tin tức về việc Nga có ý định tăng sản lượng tiêm kích Su-35 gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia, vì họ tin rằng máy bay sẽ bị ngừng sản xuất vào đầu những năm 2030, trong bối cảnh sản lượng các loại chiến đấu cơ khác như Su-34 và Su-57 tăng lên.

Tờ MW nhận xét tin tức về việc Nga có ý định tăng sản lượng tiêm kích Su-35 gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia, vì họ tin rằng máy bay sẽ bị ngừng sản xuất vào đầu những năm 2030, trong bối cảnh sản lượng các loại chiến đấu cơ khác như Su-34 và Su-57 tăng lên.

Yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc sản xuất chính là hiệu quả của Su-35, điều này được xác nhận trên chiến trường khi chiếc tiêm kích nói trên đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động không chiến.

Yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc sản xuất chính là hiệu quả của Su-35, điều này được xác nhận trên chiến trường khi chiếc tiêm kích nói trên đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động không chiến.

Tờ MW nhấn mạnh, chiến đấu cơ không bị tổn thất trong các trận đối đầu, trong khi bản thân chúng đã phá hủy thành công nhiều mục tiêu trên không, bao gồm các tiêm kích Su-27, MiG-29, cường kích Su-24M, Su-25, trực thăng Mi-8 của Ukraine và nhiều loại UAV khác.

Tờ MW nhấn mạnh, chiến đấu cơ không bị tổn thất trong các trận đối đầu, trong khi bản thân chúng đã phá hủy thành công nhiều mục tiêu trên không, bao gồm các tiêm kích Su-27, MiG-29, cường kích Su-24M, Su-25, trực thăng Mi-8 của Ukraine và nhiều loại UAV khác.

Một trong những chiến tích vang dội nhất của tiêm kích Su-35 đó là việc bắn rơi tới 4 chiếc Su-27 của Không quân Ukraine trong một trận chiến gần Zhitomir vào tháng 3/2022.

Một trong những chiến tích vang dội nhất của tiêm kích Su-35 đó là việc bắn rơi tới 4 chiếc Su-27 của Không quân Ukraine trong một trận chiến gần Zhitomir vào tháng 3/2022.

"Việc đẩy mạnh sản xuất Su-35 sẽ cho phép lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga không chỉ thay thế nhanh hơn các máy bay chiến đấu cũ thời Chiến tranh Lạnh như MiG-29, mà còn thành lập thêm nhiều đơn vị tiêm kích mới".

"Việc đẩy mạnh sản xuất Su-35 sẽ cho phép lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga không chỉ thay thế nhanh hơn các máy bay chiến đấu cũ thời Chiến tranh Lạnh như MiG-29, mà còn thành lập thêm nhiều đơn vị tiêm kích mới".

"Thậm chí tiêm kích Su-35 còn trở nên đáng sợ hơn nữa nếu chiếc máy bay này được trang bị các loại cảm biến tiến tiến và vũ khí tầm xa hiện đại hơn", tờ báo Mỹ nhấn mạnh.

"Thậm chí tiêm kích Su-35 còn trở nên đáng sợ hơn nữa nếu chiếc máy bay này được trang bị các loại cảm biến tiến tiến và vũ khí tầm xa hiện đại hơn", tờ báo Mỹ nhấn mạnh.

Cùng với nhu cầu trong nước về tiêm kích mới tăng lên, yếu tố thứ hai có thể ảnh hưởng đến quyết định mở rộng sản xuất Su-35 là nhu cầu về loại chiến đấu cơ này ở nước ngoài, Tạp chí MW đã nêu tên Algeria và Iran là những khách hàng lớn.

Cùng với nhu cầu trong nước về tiêm kích mới tăng lên, yếu tố thứ hai có thể ảnh hưởng đến quyết định mở rộng sản xuất Su-35 là nhu cầu về loại chiến đấu cơ này ở nước ngoài, Tạp chí MW đã nêu tên Algeria và Iran là những khách hàng lớn.

Vấn đề cần quan tâm nữa đó là tờ MW nhắc lại vụ đụng độ giữa chiến đấu cơ tàng hình F-35A của Không quân Mỹ và tiêm kích Su-35S thuộc lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga ở khu vực Alaska hồi đầu tháng 4 khi đang hộ tống máy bay ném bom Tu-95MS.

Mặc dù Su-35S đã từng chạm trán với nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên nó đối đầu tiêm kích tàng hình F-35 thuộc biên chế Không quân Mỹ ở cự ly gần.

Mặc dù Su-35S đã từng chạm trán với nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên nó đối đầu tiêm kích tàng hình F-35 thuộc biên chế Không quân Mỹ ở cự ly gần.

Đáng chú ý là máy bay chiến đấu F-35 được trang bị kém hơn nhiều để sẵn sàng đối đầu với Su-35 trong cận chiến so với F-16, vì nó chẳng thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn mà không phải hy sinh khả năng tàng hình.

Đáng chú ý là máy bay chiến đấu F-35 được trang bị kém hơn nhiều để sẵn sàng đối đầu với Su-35 trong cận chiến so với F-16, vì nó chẳng thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn mà không phải hy sinh khả năng tàng hình.

"Điều này mang lại cho tiêm kích Su-35S lợi thế đáng kể khi có nhiều vũ khí hơn và tầm bắn xa hơn, mặc dù khả năng của tên lửa R-73/74 còn một số hạn chế", tờ MW nhận xét.

"Điều này mang lại cho tiêm kích Su-35S lợi thế đáng kể khi có nhiều vũ khí hơn và tầm bắn xa hơn, mặc dù khả năng của tên lửa R-73/74 còn một số hạn chế", tờ MW nhận xét.

Tạp chí MW cho biết, Su-35 đã được Nga đưa vào sử dụng ngay trước khi Mỹ chính thức biên chế F-35A vào thành phần tác chiến.

Tạp chí MW cho biết, Su-35 đã được Nga đưa vào sử dụng ngay trước khi Mỹ chính thức biên chế F-35A vào thành phần tác chiến.

Tiêm kích Nga có tầm bay xa, được trang bị radar mạnh hơn, có khả năng mang tải trọng chiến đấu lớn và cũng sở hữu đặc tính cơ động tuyệt vời, khiến nó là sự lựa chọn xứng đáng trong khi chờ đợi tiêm kích Su-57 được chế tạo đủ số lượng.

Tiêm kích Nga có tầm bay xa, được trang bị radar mạnh hơn, có khả năng mang tải trọng chiến đấu lớn và cũng sở hữu đặc tính cơ động tuyệt vời, khiến nó là sự lựa chọn xứng đáng trong khi chờ đợi tiêm kích Su-57 được chế tạo đủ số lượng.

Việt Dũng

Theo Military Watch

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bao-my-giai-thich-ly-do-nga-day-manh-san-xuat-tiem-kich-su-35-post611725.antd
Zalo