Bảng lương giáo viên mầm non sắp có sự thay đổi khi tăng phụ cấp ưu đãi?

Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%. Khi đó, bảng lương, tổng thu nhập của giáo viên sẽ có thay đổi?

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi với giáo viên mầm non

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.

Nội dung dự thảo nêu rõ, việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục hiện nay còn tồn tại một số bất cập. Theo đó, phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%.

Cụ thể, mức phụ cấp 45% áp dụng với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Mức phụ cấp 60% áp dụng với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.

Mức phụ cấp 80% áp dụng với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%. Ảnh minh họa: TL

Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%. Ảnh minh họa: TL

Dự kiến khi được hưởng phụ cấp ưu đãi 45%, lương giáo viên mầm non sẽ được tính như sau:

Lương giáo viên mầm non hạng I.

Lương giáo viên mầm non hạng I.

Lương giáo viên mầm non hạng II.

Lương giáo viên mầm non hạng II.

Lương giáo viên mầm non hạng III.

Lương giáo viên mầm non hạng III.

Cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề theo Dự thảo Nghị định?

Căn cứ theo Điều 4 dự thảo Nghị định quy định cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề như sau:

- Đối với viên chức, người lao động trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:

Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng = Hệ số lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), cộng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) x Mức lương cơ bản x Mức phụ cấp ưu đãi.

- Đối với người lao động không được trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:

Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng = Mức tiền lương được trả theo thỏa thuận x Mức phụ cấp ưu đãi.

Trong đó mức tiền lương được trả theo thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Trường hợp trong tháng có thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề (theo quy định tại Điều 3 Nghị định này) thì mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề chỉ được tính đối với thời gian còn lại của tháng, cụ thể như sau:

Phụ cấp ưu đãi nghề là gì?

Căn cứ theo điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Cũng như các loại phụ cấp khác, phụ cấp ưu đãi theo nghề cũng mang ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn. Căn cứ vào từng đối tượng công chức, viên chức mà được hưởng các loại phụ cấp khác nhau.

L.Vũ (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bang-luong-giao-vien-mam-non-sap-co-su-thay-doi-khi-tang-phu-cap-uu-dai-172250523151019625.htm
Zalo