Bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự sống ngoài hành tinh, ai nghe cũng sốc
Các chuyên gia vừa phát hiện ra 'dấu hiệu hứa hẹn nhất từ trước đến nay' về sự sống ngoài Trái Đất trên một ngoại hành tinh tên là K2-18b.

Sử dụng Kính viễn vọng không gian James Webb, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một dấu hiệu tiềm năng liên quan đến sự sống có trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh tên là K2-18b. Ảnh: @Sky News.

Nhóm chuyên gia do Đại học Cambridge ở Anh đứng đầu công trình đã phát hiện dấu hiệu của 2 chất dimethyl sulfide và dimethyl disulfide. Ảnh: @discovery.

Điểm đáng lưu ý là, 2 chất này được phát hiện giống với các chất do các sinh vật biển trên Trái Đất tạo ra. Ảnh: @GROW magazine.

Theo thuật ngữ hóa học, dimethyl sulfide bao gồm một nguyên tử lưu huỳnh liên kết với hai nhóm methyl, mỗi nhóm chứa một nguyên tử carbon và ba nguyên tử hydro. Kết quả là phân tử dimethyl sulfide có khả năng gây khó chịu cho mũi người. Ảnh: @Kalypso.

Eleanor Browne, một nhà hóa học tại Đại học Colorado Boulder, cho biết: "Bất kỳ chất lưu huỳnh nào trong hợp chất này đều sẽ cực kỳ hôi thối như mùi trứng thối". Ảnh: @CONICET.

Còn Giáo sư Nikku Madhusudhan từ Viện Thiên văn học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, trên Trái Đất, dimethyl sulfide và dimethyl disulfide chỉ được tạo ra bởi các dạng sống, chủ yếu là vi khuẩn, thực vật phù du mà chúng ta thấy trong đại dương. Ảnh: @MIT Department of Chemistry.

Dimethyl sulfide của Trái đất liên tục được tạo ra bởi các sinh vật phù du nhỏ trong đại dương. Từ đó, nó bay lên bầu khí quyển. Ảnh: @AVEVA.

Khi ở trên cao, mỗi phân tử dimethyl sulfide riêng lẻ chỉ tồn tại trong vài giờ, hoặc nhiều nhất là khoảng một ngày, trước khi bị phá hủy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hay các hợp chất khác nhau trong khí quyển. Ảnh: @HubPages.

Tuy nhiên, có thể có một lời giải thích khác cho việc phát hiện ra hóa chất này trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh tên là K2-18b. Ảnh: @University of Hawaii System.

Có thể có một quá trình hóa học chưa được biết đến là nguồn gốc của 2 chất dimethyl sulfide và dimethyl disulfide trong bầu khí quyển của K2-18b. Ảnh: @Astrobiology Web.

Nhóm chuyên gia hiện hy vọng, họ có thể tiến hành thêm nhiều nghiên cứu mới để xác định, liệu dimethyl sulfide và dimethyl disulfide có thể được sản xuất theo phương pháp phi sinh học hay không. Ảnh: @Chembites.

Được biết, K2-18b có khối lượng lớn hơn Trái Đất 8,6 lần, nằm cách hành tinh của chúng ta khoảng 124 năm ánh sáng. Tuy nhiên, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về ngoại hành tinh K2-18b. Ảnh: @X.

Một nghiên cứu năm 2023 về K2-18b đã xác định được khí mê-tan và carbon dioxide trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh này. Ảnh: @Sky News.

Kết quả nghiên cứu năm 2023 cũng cho thấy, K2-18b có thể là một hành tinh 'Hycean', nghĩa là một thế giới có thể sinh sống được với đại dương lỏng và bầu khí quyển giàu hydro. Ảnh: @Radio Moldova.

Những nghiên cứu trước đó đã tìm thấy manh mối hấp dẫn về 2 chất dimethyl sulfide và dimethyl disulfide liên quan đến K2-18b, nhưng nghiên cứu mới nhất năm 2025 này đã đưa ra một phát hiện đầy hứa hẹn chi tiết hơn. Ảnh: @Radio France.

Việc phát hiện ra chất dimethyl sulfide vào năm 2023 đã được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị NIRISS (Máy ảnh cận hồng ngoại và máy quang phổ không khe) và NIRSpec (Máy quang phổ cận hồng ngoại) của Kính viễn vọng không gian James Webb. Ảnh: @Earth.

Còn nghiên cứu năm 2025 này sử dụng MIRI (Thiết bị hồng ngoại giữa) của Kính viễn vọng Webb, quan sát bằng bước sóng ánh sáng khác, mang đến cho nhóm nghiên cứu góc nhìn mới mẻ về thế giới hấp dẫn này. Ảnh: @Photowall.

Madhusudhan cho biết: "Đây là một bằng chứng độc lập, sử dụng một thiết bị khác với thiết bị chúng tôi từng sử dụng trước đây, và thăm dò ở một dải bước sóng ánh sáng khác, không có sự trùng lặp với các quan sát trước đây". Ảnh: @Astronomy Magazine.
Mời Quý Độc giả cùng xem video: Hành Trình Ngoạn Mục Đến Các Ngoại Hành Tinh. Nguồn video: @Soi Sáng.