Bằng chứng lâu đời nhất về bầu khí quyển cổ xưa của Trái đất

Một nghiên cứu mới phát hiện rằng các tảng đá trên Mặt trăng, mang về Trái đất từ sứ mệnh Apollo 16, có thể chứa bằng chứng lâu đời nhất về bầu khí quyển cổ xưa của Trái đất.

Theo Live Science, phân tích các mẫu đá cho thấy Mặt trăng không có từ trường trong ít nhất 4,36 tỷ năm. Điều này mở ra khả năng Mặt trăng có thể đã thu được các ion từ bầu khí quyển Trái đất trong thời gian sớm đó, khi bầu khí quyển ban đầu của Trái đất đã bị xóa sạch trên hành tinh này. Nghiên cứu này giúp giải đáp bí ẩn về thành phần khí quyển đầu tiên của Trái đất. (Ảnh: NASA, Apollo Lunar Surface Journal)

Theo Live Science, phân tích các mẫu đá cho thấy Mặt trăng không có từ trường trong ít nhất 4,36 tỷ năm. Điều này mở ra khả năng Mặt trăng có thể đã thu được các ion từ bầu khí quyển Trái đất trong thời gian sớm đó, khi bầu khí quyển ban đầu của Trái đất đã bị xóa sạch trên hành tinh này. Nghiên cứu này giúp giải đáp bí ẩn về thành phần khí quyển đầu tiên của Trái đất. (Ảnh: NASA, Apollo Lunar Surface Journal)

Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh của chúng ta, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự sống. Được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất, khí quyển bao gồm chủ yếu là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%), cùng với một lượng nhỏ argon, carbon dioxide, và hơi nước. (Ảnh: Live Science)

Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh của chúng ta, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự sống. Được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất, khí quyển bao gồm chủ yếu là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%), cùng với một lượng nhỏ argon, carbon dioxide, và hơi nước. (Ảnh: Live Science)

Khí quyển được chia thành nhiều tầng, mỗi tầng có đặc điểm và chức năng riêng biệt. Tầng đối lưu được tính từ bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 16 km. Đây là nơi diễn ra hầu hết các hiện tượng thời tiết như mưa, gió, và tuyết. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, mỗi 100 m giảm khoảng 0,6°C.(Ảnh: Wikipedia)

Khí quyển được chia thành nhiều tầng, mỗi tầng có đặc điểm và chức năng riêng biệt. Tầng đối lưu được tính từ bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 16 km. Đây là nơi diễn ra hầu hết các hiện tượng thời tiết như mưa, gió, và tuyết. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, mỗi 100 m giảm khoảng 0,6°C.(Ảnh: Wikipedia)

Tầng bình lưu được tính từ độ cao 16 km đến khoảng 50 km. Không khí ở đây loãng hơn và chuyển động chủ yếu theo chiều ngang. Tầng này chứa tầng ozone, bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím có hại từ Mặt Trời. (Ảnh: Wikipedia)

Tầng bình lưu được tính từ độ cao 16 km đến khoảng 50 km. Không khí ở đây loãng hơn và chuyển động chủ yếu theo chiều ngang. Tầng này chứa tầng ozone, bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím có hại từ Mặt Trời. (Ảnh: Wikipedia)

Tầng trung lưu được tính từ 50 km đến 80 km. Nhiệt độ giảm mạnh, có thể xuống tới -75°C. Đây là nơi xuất hiện các hiện tượng như mây dạ quang.(Ảnh: Wikipedia)

Tầng trung lưu được tính từ 50 km đến 80 km. Nhiệt độ giảm mạnh, có thể xuống tới -75°C. Đây là nơi xuất hiện các hiện tượng như mây dạ quang.(Ảnh: Wikipedia)

Tầng nhiệt được tính từ 80 km đến khoảng 1.000 km. Nhiệt độ tăng dần theo độ cao, có thể lên tới 2.000°C hoặc hơn. Tầng này chứa các ion, giúp phản xạ sóng vô tuyến, hỗ trợ truyền thông tin liên lạc. (Ảnh: ete.cet.edu)

Tầng nhiệt được tính từ 80 km đến khoảng 1.000 km. Nhiệt độ tăng dần theo độ cao, có thể lên tới 2.000°C hoặc hơn. Tầng này chứa các ion, giúp phản xạ sóng vô tuyến, hỗ trợ truyền thông tin liên lạc. (Ảnh: ete.cet.edu)

Tầng ngoài được tính trên 1.000 km đến 10.000 km. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển và không gian vũ trụ. Không khí rất loãng và nhiệt độ rất cao, một số phân tử có thể thoát ra khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất.(Ảnh: Môi trường và đô thị)

Tầng ngoài được tính trên 1.000 km đến 10.000 km. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển và không gian vũ trụ. Không khí rất loãng và nhiệt độ rất cao, một số phân tử có thể thoát ra khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất.(Ảnh: Môi trường và đô thị)

Khí quyển không chỉ bảo vệ chúng ta khỏi các tia bức xạ có hại từ Mặt Trời mà còn duy trì nhiệt độ ổn định, tạo điều kiện cho sự sống phát triển. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và thời tiết, giúp duy trì cân bằng sinh thái trên Trái Đất. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Khí quyển không chỉ bảo vệ chúng ta khỏi các tia bức xạ có hại từ Mặt Trời mà còn duy trì nhiệt độ ổn định, tạo điều kiện cho sự sống phát triển. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và thời tiết, giúp duy trì cân bằng sinh thái trên Trái Đất. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Hiện nay, khí quyển đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, và suy giảm tầng ozone. Việc bảo vệ khí quyển là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự hợp tác của toàn cầu để đảm bảo một môi trường sống bền vững cho các thế hệ tương lai.(Ảnh: Annenberg Learner)

Hiện nay, khí quyển đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, và suy giảm tầng ozone. Việc bảo vệ khí quyển là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự hợp tác của toàn cầu để đảm bảo một môi trường sống bền vững cho các thế hệ tương lai.(Ảnh: Annenberg Learner)

Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bang-chung-lau-doi-nhat-ve-bau-khi-quyen-co-xua-cua-trai-dat-2031400.html
Zalo