Bãi biển Đà Nẵng tan hoang vì sạt lở

Sóng biển xâm thực, khoét sâu, tạo thành những hàm ếch, khiến nhiều hạng mục công trình, cây xanh ở bãi biển Đà Nẵng bị sạt lở, hư hại.

Bờ biển Đà Nẵng bị sạt lở.

Bờ biển Đà Nẵng bị sạt lở.

 Những ngày qua, nhiều khu vực ở bãi biển Đà Nẵng dọc đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà) bị sóng biển xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng.

Những ngày qua, nhiều khu vực ở bãi biển Đà Nẵng dọc đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà) bị sóng biển xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng.

 Ghi nhận của PV, tại khu vực bãi Mỹ Khê, phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà) hơn 100m bãi biển đã bị nước biển ăn sâu, gây sạt lở.

Ghi nhận của PV, tại khu vực bãi Mỹ Khê, phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà) hơn 100m bãi biển đã bị nước biển ăn sâu, gây sạt lở.

 Sóng biển khoét sâu tạo thành những hàm ếch cao hơn 2m, nhiều hạng mục, công trình, cây xanh bị đổ sập xuống biển.

Sóng biển khoét sâu tạo thành những hàm ếch cao hơn 2m, nhiều hạng mục, công trình, cây xanh bị đổ sập xuống biển.

 Nhiều cửa hàng, chòi kinh doanh tại khu vực này bị sóng đánh sập.

Nhiều cửa hàng, chòi kinh doanh tại khu vực này bị sóng đánh sập.

 Sóng biển khoét sâu tạo thành những hàm ếch.

Sóng biển khoét sâu tạo thành những hàm ếch.

 Nhiều công trình dọc bờ biển bị sụp đổ do sạt lở.

Nhiều công trình dọc bờ biển bị sụp đổ do sạt lở.

 Trước tình trạng này, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng huy động công nhân chèn chống, di dời các cây dừa có nguy cơ ngã, đổ đến vị trí khác để tránh thiệt hại.

Trước tình trạng này, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng huy động công nhân chèn chống, di dời các cây dừa có nguy cơ ngã, đổ đến vị trí khác để tránh thiệt hại.

 Ban Quản lý có báo cáo liên quan đến tình hình sạt lở tại bãi biển.

Ban Quản lý có báo cáo liên quan đến tình hình sạt lở tại bãi biển.

 Theo báo cáo, do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh (đêm 27 và ngày 28/12), sóng cao gây sạt lở bãi biển dọc tuyến biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa.

Theo báo cáo, do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh (đêm 27 và ngày 28/12), sóng cao gây sạt lở bãi biển dọc tuyến biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa.

 Tại các khu vực sạt lở nêu trên, nước biển xói sâu vào bãi biển, hình thành các vũng xoáy và có xu hướng dịch chuyển theo thời gian

Tại các khu vực sạt lở nêu trên, nước biển xói sâu vào bãi biển, hình thành các vũng xoáy và có xu hướng dịch chuyển theo thời gian

 Các vị trí sạt lở làm ngã đổ cây dừa, hư hỏng tài sản của các tổ kinh doanh dịch vụ ven biển.

Các vị trí sạt lở làm ngã đổ cây dừa, hư hỏng tài sản của các tổ kinh doanh dịch vụ ven biển.

 Các hộ dân đã dùng cọc tre, bao cát lớn gia cố nhưng sóng biển vẫn đánh sập các cửa hàng...

Các hộ dân đã dùng cọc tre, bao cát lớn gia cố nhưng sóng biển vẫn đánh sập các cửa hàng...

 Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã đề xuất Sở Du lịch báo cáo, kiến nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan liên quan đánh giá biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan; đồng thời có giải pháp chống sạt lở bờ biển.

Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã đề xuất Sở Du lịch báo cáo, kiến nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan liên quan đánh giá biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan; đồng thời có giải pháp chống sạt lở bờ biển.

 Một đoạn sạt lở kéo dài hơn 100m

Một đoạn sạt lở kéo dài hơn 100m

 Công nhân dọn dẹp nơi sạt lở.

Công nhân dọn dẹp nơi sạt lở.

 Xe múc và nhân viên được huy động đến nơi sạt lở để dọn dẹp và gia cố tránh sạt lở thêm.

Xe múc và nhân viên được huy động đến nơi sạt lở để dọn dẹp và gia cố tránh sạt lở thêm.

Hoàng Vinh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bai-bien-da-nang-tan-hoang-vi-sat-lo-post714182.html
Zalo