Bài 2: Khúc khải hoàn ca mùa thu Tháng Mười

Việt Nam (Việt Nam trên đường thắng lợi) có lẽ là bộ phim duy nhất ghi lại được những khoảnh khắc lịch sử của Hà Nội mùa thu tháng 10 năm 1954. 'Trùng trùng quân đi như sóng'- quân ta trở về tiếp quản Thủ đô thân yêu trong niềm mong đợi của người Hà Nội. Hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên như một biểu tượng thất bại của chủ nghĩa thực dân, thành phố không tiếng súng,'Hà Nội bừng tiếng quân ca'. Những thước phim của các nhà điện ảnh Liên Xô luôn mang đến rung động mãnh liệt trong

Việt Nam (Việt Nam trên đường thắng lợi) có lẽ là bộ phim duy nhất ghi lại được những khoảnh khắc lịch sử của Hà Nội mùa thu Tháng Mười năm 1954. “Trùng trùng quân đi như sóng” - quân ta trở về tiếp quản Thủ đô thân yêu trong niềm mong đợi của người Hà Nội. Hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên như một biểu tượng thất bại của chủ nghĩa thực dân, thành phố không tiếng súng,“Hà Nội bừng tiếng quân ca”. Những thước phim của các nhà điện ảnh Liên Xô luôn mang đến rung động mãnh liệt trong tâm thức người Hà Nội và dòng hồi ức của đạo diễn Roman Carmen “Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần” cũng chất chứa nhiều cảm xúc.

Việt Nam (Việt Nam trên đường thắng lợi) có lẽ là bộ phim duy nhất ghi lại được những khoảnh khắc lịch sử của Hà Nội mùa thu Tháng Mười năm 1954. “Trùng trùng quân đi như sóng” - quân ta trở về tiếp quản Thủ đô thân yêu trong niềm mong đợi của người Hà Nội. Hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên như một biểu tượng thất bại của chủ nghĩa thực dân, thành phố không tiếng súng,“Hà Nội bừng tiếng quân ca”. Những thước phim của các nhà điện ảnh Liên Xô luôn mang đến rung động mãnh liệt trong tâm thức người Hà Nội và dòng hồi ức của đạo diễn Roman Carmen “Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần” cũng chất chứa nhiều cảm xúc.

“Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”. Để một Hà Nội bừng lên trong ngày khải hoàn là những đêm không ngủ, những cuộc đấu tranh cam go cho “những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay”.

Hiệp định Geneve buộc Pháp phải chấp nhận đình chiến trên toàn cõi Đông Dương và cam kết rút quân khỏi Đông Dương. Theo các điều khoản của Hiệp định, quân Pháp có 80 ngày để rút khỏi Hà Nội và đây cũng là khoảng thời gian Hà Nội bị dồn nén cực độ trong nhiều chiều kích.

Những ngày cuối tháng 9, quân đội Pháp kéo về nhiều hơn, gây chiến tranh tâm lý, di chuyển máy móc, thiết bị, làm tê liệt các hoạt động của thành phố, phá hoại các cơ sở văn hóa, gây rối loạn trật tự xã hội. Một cuộc đấu tranh âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt đã diễn ra giữa lòng Hà Nội. Với trí tuệ và tinh thần quả cảm, người Hà Nội đã bẻ gãy những âm mưu phá hoại thâm độc, để Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy đèn Bờ Hồ, Nhà Bưu điện, Ga Hà Nội… có thể vận hành ngay khi những “đoàn quân tiến về”.

Người dân, cán bộ Thủ đô mang những thiết bị được cất giấu trước đó, không cho quân Pháp mang đi, để trao lại cho bộ đội tiếp quản sử dụng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người dân, cán bộ Thủ đô mang những thiết bị được cất giấu trước đó, không cho quân Pháp mang đi, để trao lại cho bộ đội tiếp quản sử dụng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Trước ngày vang khúc khải hoàn ca là những đêm không ngủ, người Hà Nội bàn chuyện đón quân ta ở chiến khu trở về, những lá cờ đỏ sao vàng được kín đáo may trong nhiều căn gác nhỏ, những cổng chào được âm thầm chuẩn bị… Người hàng phố treo nồi nhôm, chậu đồng, sẵn sàng khua gõ khi xuất hiện những đám hôi của… Hà Nội cửa đóng then cài lặng lẽ dõi theo tiếng giày đinh của lính Pháp rầm rập bên bờ Hồ rồi xa dần. Những ngày thành phố “nín thở” cũng là lúc đoàn làm phim “Việt Nam” của Roman Carmen kéo về Hà Nội.

Chính quyền Pháp ban bố lệnh Thiết quân luật, bắt người dân phải ở trong nhà, không ra ngoài đường. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Chính quyền Pháp ban bố lệnh Thiết quân luật, bắt người dân phải ở trong nhà, không ra ngoài đường. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

“Chúng tôi tiến vào Hà Nội dưới trời mưa rào. Thành phố tưởng như hoang vắng. Trên đường phố, những chiếc xe Jeep phóng như điên dại. Những đoàn xe tải chạy ầm ầm. Các đội tuần tra lính Pháp vũ trang đi qua. Các đại lộ rộng ở trung tâm thành phố được mưa rào rửa sạch hầu như không một bóng người. Nhưng ở các vùng ngoại vi, khu lao động thợ thuyền, thì không khí lại tấp nập khác thường. Tại đây, ngày hội giải phóng đã bắt đầu. Các cửa hàng nhỏ hé mở, có thể thấy rõ trên quầy hàng bày cờ đỏ sao vàng. Khắp nơi tiếng nói, tiếng cười vui vẻ. Tiếng ồn ào chỉ lặng đi giây phút khi chiếc xe bọc thép của Pháp với cần ăng-ten cao ngất nghểu ầm ầm lăn xích qua. Người ta vội chạy vào nhà, đóng sập cửa lại”.

Lính Pháp tuần tra trong thời gian có lệnh Thiết quân luật, Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Lính Pháp tuần tra trong thời gian có lệnh Thiết quân luật, Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Lính Pháp tuần tra trong thời gian có lệnh Thiết quân luật, Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Lính Pháp tuần tra trong thời gian có lệnh Thiết quân luật, Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Lính Pháp tuần tra trong thời gian có lệnh Thiết quân luật. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Lính Pháp tuần tra trong thời gian có lệnh Thiết quân luật. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Phía sau núi công việc của những người ghi hình lịch sử, nhà làm phim tài ba của Liên Xô đã để lại nhiều cảm xúc Hà Nội: “Chốc chốc, chúng tôi lại dừng xe. Tôi ra khỏi xe quay các lính gác, các đội tuần tra Pháp. Chúng tôi quay những người dân qua song cửa nhìn ra đường. Chúng tôi dừng lại để quay cảnh những chiếc xe tải chở đầy két sắt, tủ lạnh, giường, đồ sứ… từ trong cổng một nhà đi ra. Những chiếc xe con chất đầy vali chạy rối rít”.

“Trung tâm Hà Nội là hồ Hoàn Kiếm. Thậm chí trong màn mưa dày hạt, hồ vẫn rất đẹp. Đường rộng với những hàng cây cao chạy vòng quanh hồ với tháp Rùa. Đêm xuống. Đêm cuối cùng! Mưa rào không ngớt. Chúng tôi ngồi bên ban công khách sạn Le Splendide ngắm thành phố. Lúc này, tiếng ầm ầm của những đoàn xe rời Hà Nội bao trùm khắp nơi. Suốt đêm chúng tôi không ngủ, thảo luận từng chi tiết nhỏ nhất về kế hoạch quay Ngày Giải phóng Thủ đô”.

Sau những ngày dồn nén, cả Hà Nội vỡ òa trong niềm hân hoan vô hạn của “ngày về chiến thắng”. Ngày 10-10-1954 đã đi vào lịch sử Thăng Long - Hà Nội như một mốc son, một bước ngoặt mở ra thời kỳ mới cho con Lạc, cháu Hồng trên con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Hình ảnh “lớp lớp đoàn quân tiến về” chính là biểu tượng rạng ngời cho tinh thần "Vì Tổ quốc quyết sinh” được tôi luyện trong 9 năm “trường kỳ kháng chiến”. Những chàng trai “chưa trắng nợ anh hùng”, “để lại kinh thành lửa cháy sau lưng”, “ra đi đầu không ngoảnh lại” nay đã trở về với Thủ đô yêu dấu trong âm vang nhịp “Tiến quân ca”. Xúc cảm trào dâng trong mỗi con người lung linh như lời bài hát của nhạc sĩ Văn Cao “những xuân đời mỉm cười vui hát lên”.

Toàn cảnh Hồ Gươm trong xanh trong tiết thu tháng Mười. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Toàn cảnh Hồ Gươm trong xanh trong tiết thu tháng Mười. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Sự tôn trọng và tình yêu vô bờ của các nhà làm phim Xô Viết với một dân tộc anh hùng là cảm hứng mãnh liệt cho những thước phim “có một không hai” về Hà Nội mùa thu tháng Mười năm 1954.

“Vào lúc 8h, vượt ranh giới khu vực tiếp theo, bộ đội Việt Nam lần lượt tiếp quản Nhà băng Đông Dương, Bưu điện, dinh Toàn quyền, chiếm lĩnh toàn bộ khu trung tâm, khu phố Mỹ, phố Anh, tiến về hồ Hoàn Kiếm... Ở khu phố này, chúng tôi cũng thấy sự biến đổi kỳ diệu như ở các vùng ngoại ô. Thác người sôi nổi đổ ra tràn ngập đường phố. Hàng ngàn lá cờ tung bay trên các cửa sổ, mọc lên trên các cột đèn, những băng khẩu hiệu chào Quân đội nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Lao động Việt Nam... được căng lên ngang đường phố”.

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu.

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu.

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu.

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu.

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người dân Hà Nội trang trí đường phố chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954). Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Trong “nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” năm ấy, người ta tìm thấy ở Roman Carmen những góc nhìn từ đáy tim người nghệ sĩ: “Mặt trời chói lọi chiếu sáng phố xá và quảng trường Hà Nội, tràn đầy những người dân ăn mặc quần áo ngày hội. Trong cái buổi sáng tuyệt vời này, chẳng có một người nào ngồi nhà. Mọi người đều đổ ra đường phố rực rỡ những khẩu hiệu và cờ hoa. Hà Nội đã chào đón những chiến sĩ giải phóng bằng những tiếng reo, bằng lời ca và những tràng vỗ tay”.

“Họ cũng nồng nhiệt chào mừng và quây lấy mỗi anh bộ đội, ôm hôn, nắm bắt tay. Mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô không cần một "nghi thức" nào cả đã biểu lộ trong cái ngày vĩ đại ấy sự thống nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam”.

“Hà Nội tự do! Những người dân hiền lành có thể hít thở nhẹ nhàng, tự do hát và mỉm cười với hạnh phúc của mình…”.

Người đân Hà Nội đổ ra đường đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người đân Hà Nội đổ ra đường đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu đón đoàn quân chiến thắng trên khắp phố phường. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu đón đoàn quân chiến thắng trên khắp phố phường. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người dân Hà Nội đổ ra đường đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Người dân Hà Nội đổ ra đường đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các nghệ sĩ Hà Nội hát khúc hoan ca đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các nghệ sĩ Hà Nội hát khúc hoan ca đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiến về Hà Nội. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiến về Hà Nội. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các em nhỏ đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các em nhỏ đón đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các chiến sĩ tiến về Hà Nội trong sự hân hoan chào đón của nhân dân Thủ đô. Tư liệu: Roman Carmen

Các chiến sĩ tiến về Hà Nội trong sự hân hoan chào đón của nhân dân Thủ đô. Tư liệu: Roman Carmen

Các chiến sĩ tiến về Hà Nội trong sự hân hoan chào đón của nhân dân Thủ đô. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Các chiến sĩ tiến về Hà Nội trong sự hân hoan chào đón của nhân dân Thủ đô. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Đạo diễn Roman Carmen đã trang trọng ghi lại hai sự kiện đặc biệt trong ngày 10-10 lịch sử trong những trang hồi ký của mình:

“Tại sân Cột Cờ, với sự hiện diện của Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố cùng các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản, hàng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ mừng chiến thắng. Trong tiếng nhạc quốc thiều, lá cờ đỏ sao vàng từ từ được kéo lên…”.

“… Tại Nhà hát thành phố, người dân đổ về nghe Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Hà Nội. Thay mặt Chính phủ, Chủ tịch chúc mừng người dân Hà Nội nhân ngày giải phóng, kêu gọi toàn thể nam phụ lão ấu tích cực tham gia vào sự nghiệp phục hồi và xây dựng thành phố thân yêu, phục hồi sản xuất, giữ gìn trật tự và an ninh, phát triển hoạt động văn hóa…”.

Và, "cho tới đêm khuya, những đám người nhộn nhịp, tươi vui không rời các quảng trường, đường phố tràn ngập ánh điện trang trí ngày hội".

Thiếu nữ Hà Nội tặng hoa cho các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Thiếu nữ Hà Nội tặng hoa cho các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô. Ảnh: Tư liệu: Roman Carmen

Hà Nội có vị trí đặc biệt trong trái tim Roman Carmen, những cảnh quay có một không hai của các nhà làm phim Liên Xô trong những ngày mùa thu Tháng Mười ấy vẫn đọng mãi trong ký ức tự hào của người Hà Nội.

Bài viết: Thế Phương
Ảnh: Tư liệu Roman Carmen, Tư liệu TTXVN
Infographic + Clip: Hữu Tiệp
Thiết kế - kỹ thuật: Hữu Tiệp

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/bai-2-khuc-khai-hoan-ca-mua-thu-thang-muoi-679196.html
Zalo