Bác sĩ Việt Nam đầu tiên chinh phục bộ môn gấp hạc giấy nội soi

Trong giới phẫu thuật, sự khéo léo của đôi tay là yếu tố quyết định thành công của ca mổ. Bác sĩ Lê Hữu Thắng, một bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Hùng Vương TP HCM, đã tìm ra một cách luyện tập độc đáo để nâng cao kỹ năng của mình.

Câu chuyện bắt đầu từ niềm đam mê với phẫu thuật nội soi. Bác sĩ Thắng chia sẻ: "Mổ nội soi mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng cao. Tôi muốn tìm cách luyện tập để nâng cao trình độ của mình hơn nữa."

Khó khăn lớn nhất là việc tìm kiếm các công cụ và phương pháp luyện tập phù hợp. Tại Việt Nam, việc tiếp cận với các thiết bị chuyên dụng để luyện tập phẫu thuật nội soi còn hạn chế. Không nản lòng, bác sĩ Thắng đã tự mày mò chế tạo một bộ dụng cụ đơn giản từ những thùng giấy và các dụng cụ y tế cơ bản.

"Ban đầu, tôi cắt rất nhiều loại thùng giấy khác nhau để tìm ra loại nào phù hợp nhất. Cuối cùng, tôi chọn thùng thuốc lá vì nó cứng cáp và dễ tạo hình. Tôi tự tay chế tạo một chiếc hộp mô phỏng bụng bệnh nhân để thực hành các thao tác phẫu thuật." - bác sĩ Thắng nhớ lại.

"Ban đầu, tôi cắt rất nhiều loại thùng giấy khác nhau để tìm ra loại nào phù hợp nhất. Cuối cùng, tôi chọn thùng thuốc lá vì nó cứng cáp và dễ tạo hình. Tôi tự tay chế tạo một chiếc hộp mô phỏng bụng bệnh nhân để thực hành các thao tác phẫu thuật." - bác sĩ Thắng nhớ lại.

Dụng cụ tập gấp hạc giấy nội soi của bác sĩ Thắng có giá khoảng 5 triệu đồng, các bộ đầy đủ hơn có thể lên đến 20-30 triệu đồng. Phần lớn các bộ dụng cụ được nhập khẩu từ Ấn Độ. Việc tìm mua bộ dụng cụ tại Việt Nam khá khó khăn, người mua thường phải đặt hàng từ nước ngoài và chờ đợi khá lâu.

Dụng cụ tập gấp hạc giấy nội soi của bác sĩ Thắng có giá khoảng 5 triệu đồng, các bộ đầy đủ hơn có thể lên đến 20-30 triệu đồng. Phần lớn các bộ dụng cụ được nhập khẩu từ Ấn Độ. Việc tìm mua bộ dụng cụ tại Việt Nam khá khó khăn, người mua thường phải đặt hàng từ nước ngoài và chờ đợi khá lâu.

Sau khi làm quen với các dụng cụ, bác sĩ Thắng bắt đầu thử thách bản thân bằng việc gấp hạc giấy. "Mục tiêu của tôi là gấp được một con hạc hoàn chỉnh trong thời gian ngắn nhất có thể. Ban đầu, tôi mất đến 45 phút mới gấp được một con hạc, nhưng dần dần tôi đã rút ngắn thời gian xuống còn 5 phút" - bác sĩ Thắng chia sẻ.

Sau khi làm quen với các dụng cụ, bác sĩ Thắng bắt đầu thử thách bản thân bằng việc gấp hạc giấy. "Mục tiêu của tôi là gấp được một con hạc hoàn chỉnh trong thời gian ngắn nhất có thể. Ban đầu, tôi mất đến 45 phút mới gấp được một con hạc, nhưng dần dần tôi đã rút ngắn thời gian xuống còn 5 phút" - bác sĩ Thắng chia sẻ.

Sự kiên trì và đam mê đã giúp bác sĩ Thắng đạt được những thành tích đáng nể. Anh đã tham gia nhiều cuộc thi gấp hạc nội soi quốc tế và đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, do áp lực công việc và cuộc sống gia đình, bác sĩ Thắng đã tạm dừng việc luyện tập bộ môn này.

Không chỉ là một cách luyện tập nâng cao tay nghề, đây còn là niềm vui, sở thích của anh. Bác sĩ Thắng cho biết thêm: "Tôi có thể vừa gấp vừa suy nghĩ được nhiều chuyện khác. Khi gấp thành thạo rồi, đây cũng là 1 cách để tôi thư giãn, giải trí sau giờ làm việc. Tiếc là không thể tham gia nữa”.

Không chỉ là một cách luyện tập nâng cao tay nghề, đây còn là niềm vui, sở thích của anh. Bác sĩ Thắng cho biết thêm: "Tôi có thể vừa gấp vừa suy nghĩ được nhiều chuyện khác. Khi gấp thành thạo rồi, đây cũng là 1 cách để tôi thư giãn, giải trí sau giờ làm việc. Tiếc là không thể tham gia nữa”.

Theo đuổi bộ môn gấp hạc giấy bằng phương pháp nội soi hơn 2 năm, bác sĩ Thắng đã gấp được hơn 1.500 con hạc. Trong quá trình luyện tập, bác sĩ Thắng kết hợp thành công giữa nghệ thuật gấp hạc giấy và y học, từ đó cải thiện kỹ năng mổ nội soi. Ngoài ra, anh còn học được sự kiên trì, có cơ hội được học giỏi, giao lưu với các bác sĩ trên thế giới.

Quỳnh Trâm - Uyển Nhi -

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/bac-si-viet-nam-dau-tien-chinh-phuc-bo-mon-gap-hac-giay-noi-soi-196240819152615282.htm
Zalo