Ba quân sư đại tài nổi danh thời Tam quốc, liệu sự như 'thần'

Dưới thời Tam quốc, ngoài Gia Cát Lượng, một số quân sư đại tài giỏi đoán mưu lập kế. Nhờ vậy, họ đã giúp quân chủ của mình đạt được những mục tiêu lớn trên con đường xưng bá thiên hạ.

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là một trong những quân sư đại tài nổi danh thời Tam quốc. Ông được biết đến là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Là người tài hoa, Khổng Minh được Lưu Bị 3 lần tới lều tranh mời "xuất núi" để phò trợ cho mình.

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là một trong những quân sư đại tài nổi danh thời Tam quốc. Ông được biết đến là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Là người tài hoa, Khổng Minh được Lưu Bị 3 lần tới lều tranh mời "xuất núi" để phò trợ cho mình.

Khổng Minh theo đó đã làm việc dưới trướng Lưu Bị và hết mực trung thành với ông. Là nhân tài trên nhiều lĩnh vực, Gia Cát Lượng đã góp phần quan trọng giúp Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán. Theo đó, ông trở thành một trong những công thần khai quốc của nhà Thục.

Khổng Minh theo đó đã làm việc dưới trướng Lưu Bị và hết mực trung thành với ông. Là nhân tài trên nhiều lĩnh vực, Gia Cát Lượng đã góp phần quan trọng giúp Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán. Theo đó, ông trở thành một trong những công thần khai quốc của nhà Thục.

Sau khi lên ngôi hoàng đế nhà Thục, Lưu Bị đã phong cho Gia Cát Lượng chức Thừa tướng - chức quan chỉ xếp dưới nhà vua. Không phụ sự tin tưởng, trọng dụng của Lưu Bị, Khổng Minh nhiều lần dùng mưu kế xuất sắc khiến Tôn Quyền, Tào Tháo tổn thất lớn.

Sau khi lên ngôi hoàng đế nhà Thục, Lưu Bị đã phong cho Gia Cát Lượng chức Thừa tướng - chức quan chỉ xếp dưới nhà vua. Không phụ sự tin tưởng, trọng dụng của Lưu Bị, Khổng Minh nhiều lần dùng mưu kế xuất sắc khiến Tôn Quyền, Tào Tháo tổn thất lớn.

Trong số này, nổi tiếng là việc Gia Cát Lượng dùng "không thành kế", ngồi gảy đàn, đánh lui 15 vạn quân do Tư Mã Ý thống lĩnh trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất.

Trong số này, nổi tiếng là việc Gia Cát Lượng dùng "không thành kế", ngồi gảy đàn, đánh lui 15 vạn quân do Tư Mã Ý thống lĩnh trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất.

Tài năng không kém Gia Cát Lượng là Giả Hủ (147 - 223). Ông là quân sư danh tiếng của nhà Tào Ngụy. Ban đầu, Giả Hủ đi theo Đổng Trác. Sau khi Đổng Trác chết, Giả Húc hỗ trợ Trương Tú, hiến mưu kế giúp đánh bại lực lượng của Tào Tháo 2 lần.

Tài năng không kém Gia Cát Lượng là Giả Hủ (147 - 223). Ông là quân sư danh tiếng của nhà Tào Ngụy. Ban đầu, Giả Hủ đi theo Đổng Trác. Sau khi Đổng Trác chết, Giả Húc hỗ trợ Trương Tú, hiến mưu kế giúp đánh bại lực lượng của Tào Tháo 2 lần.

Năm 199 sau Công nguyên, Trương Tú bị Tào Tháo đánh bại. Do đó, khi Trương Tú đầu hàng, Giả Hủ đầu quân cho Tào Tháo. Biết Giả Hủ là một nhân tài, lắm mưu nhiều kế, giỏi bày binh bố trận nên Tào Tháo bỏ qua hận thù trong quá khứ để thu nạp ông.

Năm 199 sau Công nguyên, Trương Tú bị Tào Tháo đánh bại. Do đó, khi Trương Tú đầu hàng, Giả Hủ đầu quân cho Tào Tháo. Biết Giả Hủ là một nhân tài, lắm mưu nhiều kế, giỏi bày binh bố trận nên Tào Tháo bỏ qua hận thù trong quá khứ để thu nạp ông.

Trong thời gian đi theo Tào Tháo, Giả Hủ chứng minh cho thấy là người mưu lược, giỏi bày mưu tính kế. Ông nhiều lần hiến kế sách giúp Tào Tháo giành được các thắng lợi quan trọng, bao gồm kế sách ly gián Mã Siêu và Hàn Toại giúp nhà Tào Ngụy bình định Quan Trung.

Trong thời gian đi theo Tào Tháo, Giả Hủ chứng minh cho thấy là người mưu lược, giỏi bày mưu tính kế. Ông nhiều lần hiến kế sách giúp Tào Tháo giành được các thắng lợi quan trọng, bao gồm kế sách ly gián Mã Siêu và Hàn Toại giúp nhà Tào Ngụy bình định Quan Trung.

Tuân Du là quân sư tài năng khác dưới trướng Tào Tháo. Ban đầu, ông đi theo Hà Tiến. Sau Hà Tiến thất bại, Tuân Du bị Đổng Trác nhốt vào đại lao. Ông trở về quê nhà sau khi Đổng Trác chết. Tào Tháo giỏi nhìn người, biết trọng dụng nhân tài nên đã chiêu mộ Tuân Du.

Tuân Du là quân sư tài năng khác dưới trướng Tào Tháo. Ban đầu, ông đi theo Hà Tiến. Sau Hà Tiến thất bại, Tuân Du bị Đổng Trác nhốt vào đại lao. Ông trở về quê nhà sau khi Đổng Trác chết. Tào Tháo giỏi nhìn người, biết trọng dụng nhân tài nên đã chiêu mộ Tuân Du.

Trong 18 năm (từ năm 196 cho đến khi qua đời năm 214) làm việc cho Tào Tháo, Tuân Du đã đề xuất cho Tào Tháo 12 mưu kế xuất sắc. Trong đó, khi diễn ra trận Bạch Mã, Tuân Du đã hiến kế giương Đông kích Tây.

Trong 18 năm (từ năm 196 cho đến khi qua đời năm 214) làm việc cho Tào Tháo, Tuân Du đã đề xuất cho Tào Tháo 12 mưu kế xuất sắc. Trong đó, khi diễn ra trận Bạch Mã, Tuân Du đã hiến kế giương Đông kích Tây.

Tuân Du khuyên Tào Tháo đem quân đến Diên Tân trước, phân tán binh lực của Viên Thiệu rồi cho đội kỵ binh nhẹ đánh úp thành Bạch Mã. Nhờ đó, quân Tào Ngụy tiêu diệt được Nhan Lương, phá vòng vây cho Bạch Mã. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).

Tuân Du khuyên Tào Tháo đem quân đến Diên Tân trước, phân tán binh lực của Viên Thiệu rồi cho đội kỵ binh nhẹ đánh úp thành Bạch Mã. Nhờ đó, quân Tào Ngụy tiêu diệt được Nhan Lương, phá vòng vây cho Bạch Mã. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).

Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-quan-su-dai-tai-noi-danh-thoi-tam-quoc-lieu-su-nhu-than-2038462.html
Zalo