Ba cầu lớn và những cung đường thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch xã đảo Long Sơn

Hạ tầng giao thông bứt phá giúp xã đảo Long Sơn phát triển, trở thành vùng đất tiềm năng, điểm đến du lịch và kinh tế của Vũng Tàu.

Xã đảo Long Sơn nằm ở phía Bắc TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cách trung tâm thành phố khoảng gần 5km theo đường chim bay. Với diện tích 92 km2, trong đó khoảng 54km2 là đất liền, còn lại là đất ngập mặn và được bao bọc bốn bề bởi kênh rạch, sông biển.

Xã đảo Long Sơn nằm ở phía Bắc TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cách trung tâm thành phố khoảng gần 5km theo đường chim bay. Với diện tích 92 km2, trong đó khoảng 54km2 là đất liền, còn lại là đất ngập mặn và được bao bọc bốn bề bởi kênh rạch, sông biển.

Long Sơn được nối với TP Vũng Tàu qua cầu Gò Găng và thị xã Phú Mỹ qua cầu Bà Nanh. Hạ tầng giao thông bao gồm các tuyến nội khu quanh đảo, hai tuyến nối với đất liền là Trường Sa và Hoàng Sa. Mới đây thêm dự án đường 994 được triển khai nâng cấp mở rộng kết nối Long Sơn về với vùng biển phía Đông. Theo người dân địa phương, trước đây cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào ruộng muối và đánh bắt thủy sản ven bờ, sau đó mới nuôi cá bè.

Long Sơn được nối với TP Vũng Tàu qua cầu Gò Găng và thị xã Phú Mỹ qua cầu Bà Nanh. Hạ tầng giao thông bao gồm các tuyến nội khu quanh đảo, hai tuyến nối với đất liền là Trường Sa và Hoàng Sa. Mới đây thêm dự án đường 994 được triển khai nâng cấp mở rộng kết nối Long Sơn về với vùng biển phía Đông. Theo người dân địa phương, trước đây cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào ruộng muối và đánh bắt thủy sản ven bờ, sau đó mới nuôi cá bè.

Video: Khám phá đảo Long Sơn

Từ khi ba cây cầu gồm Long Sơn, Chà Và, Bà Nanh được xây dựng, xã đảo Long Sơn đã gần hơn với đất liền, phát triển mạnh kinh tế, du lịch một cách rõ rệt.

Từ khi ba cây cầu gồm Long Sơn, Chà Và, Bà Nanh được xây dựng, xã đảo Long Sơn đã gần hơn với đất liền, phát triển mạnh kinh tế, du lịch một cách rõ rệt.

Trong đó, năm 1995 cầu Bà Nanh được khởi công xây dựng, đến tháng 7/2000 thì hoàn thành đưa vào sử dụng. Cầu có kết cấu bê tông cốt thép, dài hơn 353m, mặt cầu rộng 22,2m, đáp ứng 4 làn xe cơ giới, áp dụng công nghệ mới nhất thời bấy giờ, tạo sự êm thuận trong lưu thông.

Trong đó, năm 1995 cầu Bà Nanh được khởi công xây dựng, đến tháng 7/2000 thì hoàn thành đưa vào sử dụng. Cầu có kết cấu bê tông cốt thép, dài hơn 353m, mặt cầu rộng 22,2m, đáp ứng 4 làn xe cơ giới, áp dụng công nghệ mới nhất thời bấy giờ, tạo sự êm thuận trong lưu thông.

Người dân Long Sơn cho biết, hồi đó, khi thông cầu Bà Nanh cũng thông luôn điện nước nên bà con có cuộc sống khác hẳn trước đây. Khi đó có những người dân phải đạp xe đi nhiều vòng để ngắm cầu. Cầu Bà Nanh đã có sứ mệnh xóa khoảng cách về địa lý xã đảo với đất liền, giúp đời sống bà con ngày càng phát triển, Long Sơn thay da đổi thịt từng ngày.

Người dân Long Sơn cho biết, hồi đó, khi thông cầu Bà Nanh cũng thông luôn điện nước nên bà con có cuộc sống khác hẳn trước đây. Khi đó có những người dân phải đạp xe đi nhiều vòng để ngắm cầu. Cầu Bà Nanh đã có sứ mệnh xóa khoảng cách về địa lý xã đảo với đất liền, giúp đời sống bà con ngày càng phát triển, Long Sơn thay da đổi thịt từng ngày.

Sau đó, đến năm 2008 tại đây có thêm cầu Gò Găng dài gần 800m. Còn cầu Chà Và dài hơn 1km được xây dựng đưa vào khai thác vào năm 2011. Đặc biệt nhờ đã thông đường thông cầu, đi lại thuận lợi, Long Sơn được đánh thức tiềm năng về thu hút đầu tư, du lịch.

Sau đó, đến năm 2008 tại đây có thêm cầu Gò Găng dài gần 800m. Còn cầu Chà Và dài hơn 1km được xây dựng đưa vào khai thác vào năm 2011. Đặc biệt nhờ đã thông đường thông cầu, đi lại thuận lợi, Long Sơn được đánh thức tiềm năng về thu hút đầu tư, du lịch.

Vào tháng 2/2018, một sự kiện lớn đánh dấu sự thay đổi ở xã đảo Long Sơn, đó chính là dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD chính thức được nhà đầu tư Thái Lan khởi công xây dựng. Đây là một siêu dự án đang đóng góp lớn hàng năm vào ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm với thu nhập khá cao cho người dân địa phương.

Vào tháng 2/2018, một sự kiện lớn đánh dấu sự thay đổi ở xã đảo Long Sơn, đó chính là dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD chính thức được nhà đầu tư Thái Lan khởi công xây dựng. Đây là một siêu dự án đang đóng góp lớn hàng năm vào ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm với thu nhập khá cao cho người dân địa phương.

Nơi đây vẫn giữ nguyên cụm di tích Nhà Lớn Long Sơn cùng truyền thuyết về khai mở ấp Bà Trao (nay là Long Sơn). Nhà Lớn Long Sơn được đánh giá là một quần thể kiến trúc độc đáo, từ năm 1991 đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia. Nhà Lớn Long Sơn được ông Trần cho xây dựng từ năm 1910 đến 1929 ẩn mình dưới dãy núi Nưa, mang phong cách kiến trúc pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian.

Nơi đây vẫn giữ nguyên cụm di tích Nhà Lớn Long Sơn cùng truyền thuyết về khai mở ấp Bà Trao (nay là Long Sơn). Nhà Lớn Long Sơn được đánh giá là một quần thể kiến trúc độc đáo, từ năm 1991 đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia. Nhà Lớn Long Sơn được ông Trần cho xây dựng từ năm 1910 đến 1929 ẩn mình dưới dãy núi Nưa, mang phong cách kiến trúc pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian.

Theo tư liệu của Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, người quận Giang Thành (nay là Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Để trốn tránh giặc Pháp, năm 1891, ông Mưu cùng gia đình và khoảng 20 đồng đạo xuống năm chiếc ghe lớn, từ Hà Tiên vượt biển đến định cư ở nhiều nơi, nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo tư liệu của Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, người quận Giang Thành (nay là Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Để trốn tránh giặc Pháp, năm 1891, ông Mưu cùng gia đình và khoảng 20 đồng đạo xuống năm chiếc ghe lớn, từ Hà Tiên vượt biển đến định cư ở nhiều nơi, nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lúc bấy giờ, khu vực Đông Nam đảo Long Sơn còn hoang vu, nhiều rừng rậm và thú dữ, thiếu nguồn nước ngọt, sình lầy nhiễm mặn, khô cằn... Khoảng năm 1900, ông Mưu cùng với số người đi theo dùng ghe đến Long Sơn để khai phá đất đai làm muối, trồng lúa, đánh bắt hải sản.

Lúc bấy giờ, khu vực Đông Nam đảo Long Sơn còn hoang vu, nhiều rừng rậm và thú dữ, thiếu nguồn nước ngọt, sình lầy nhiễm mặn, khô cằn... Khoảng năm 1900, ông Mưu cùng với số người đi theo dùng ghe đến Long Sơn để khai phá đất đai làm muối, trồng lúa, đánh bắt hải sản.

Khu vực này được bố trí thành ba khu chính: khu nhà thờ, khu lăng mộ và khu nhà chức năng gồm trường học, nhà mát cho ngư dân, kho thóc, nhà bếp, nhà bảo tồn ghe Sấm cùng nhiều công trình khác.

Khu vực này được bố trí thành ba khu chính: khu nhà thờ, khu lăng mộ và khu nhà chức năng gồm trường học, nhà mát cho ngư dân, kho thóc, nhà bếp, nhà bảo tồn ghe Sấm cùng nhiều công trình khác.

Các công trình tại đây nổi bật với những gam màu rực rỡ. Nhiều vật dụng trong Nhà Lớn được chế tác từ các loại gỗ quý, khảm hoa cương tinh xảo. Bên trong, du khách còn bắt gặp những hiện vật quý giá như bộ tủ thờ, lư hương, chân đèn cổ, hoành phi, liễn thờ cũng vô cùng giá trị.

Các công trình tại đây nổi bật với những gam màu rực rỡ. Nhiều vật dụng trong Nhà Lớn được chế tác từ các loại gỗ quý, khảm hoa cương tinh xảo. Bên trong, du khách còn bắt gặp những hiện vật quý giá như bộ tủ thờ, lư hương, chân đèn cổ, hoành phi, liễn thờ cũng vô cùng giá trị.

Những ngày lễ lớn như giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và Tết trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch) là dịp Nhà Lớn đón hàng nghìn lượt khách thập phương đến hòa mình vào không khí lễ hội, trải nghiệm du lịch ở Long Sơn.

Những ngày lễ lớn như giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và Tết trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch) là dịp Nhà Lớn đón hàng nghìn lượt khách thập phương đến hòa mình vào không khí lễ hội, trải nghiệm du lịch ở Long Sơn.

Minh Tuệ

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/ba-cau-lon-va-nhung-cung-duong-thuc-day-phat-trien-kinh-te-du-lich-xa-dao-long-son-192241128160448626.htm
Zalo