Ảnh ấn tượng: Tổng thống Trump 'thực sự muốn' gặp người này để chấm dứt xung đột ở Ukraine, ông Putin nói trừng phạt Nga gây tổn hại Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp, nói muốn gặp ông Putin để chấm dứt xung đột ở Ukraine; lãnh đạo Nga-Trung Quốc hội đàm trực tuyến, Israel-Hamas thỏa thuận ngừng bắn, hỏa hoạn ở Thổ Nhĩ Kỳ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump rời Nhà Trắng để đến dự lễ nhậm chức của ông Trump tại Điện Capitol, Washington, ngày 20/1. Bốn năm trước, ông Biden đã giành chiến thắng trước ông Trump để trở thành vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. (Nguồn: Getty Images)

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump rời Nhà Trắng để đến dự lễ nhậm chức của ông Trump tại Điện Capitol, Washington, ngày 20/1. Bốn năm trước, ông Biden đã giành chiến thắng trước ông Trump để trở thành vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. (Nguồn: Getty Images)

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ, tại Washington, ngày 20/1. Đệ nhất phu nhân Melania Trump đang cầm cuốn Kinh thánh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng và tôn nghiêm, với sự chứng kiến của các thành viên trong gia đình Trump và sự có mặt của nhiều nhân vật quan trọng. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ, tại Washington, ngày 20/1. Đệ nhất phu nhân Melania Trump đang cầm cuốn Kinh thánh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng và tôn nghiêm, với sự chứng kiến của các thành viên trong gia đình Trump và sự có mặt của nhiều nhân vật quan trọng. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi trước bàn làm việc ở Phòng Bầu dục với hàng loạt sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu nhậm chức (20/1). Với việc ký gần 100 sắc lệnh hành pháp về nhiều vấn đề nóng, đảo ngược nhiều quyết định của chính quyền tiền nhiệm, có lẽ chính ông Trump đã lường trước những rào cản sẽ phải đối mặt từ động thái này. (Nguồn: Nhà Trắng)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi trước bàn làm việc ở Phòng Bầu dục với hàng loạt sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu nhậm chức (20/1). Với việc ký gần 100 sắc lệnh hành pháp về nhiều vấn đề nóng, đảo ngược nhiều quyết định của chính quyền tiền nhiệm, có lẽ chính ông Trump đã lường trước những rào cản sẽ phải đối mặt từ động thái này. (Nguồn: Nhà Trắng)

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) ngày 23/1. Tân Tổng tống Mỹ cho biết, ông "thực sự muốn" sớm gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột ở Ukraine đã kéo dài gần tròn 3 năm qua. Ông Trump tuyên bố rằng, người đồng cấp Nga Putin "thực sự thích ý tưởng" cắt giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân của thế giới, nói rõ: "Chúng tôi muốn thấy phi hạt nhân hóa. Thực tế, chúng tôi đã thảo luận (với Tổng thống Putin) về việc phi hạt nhân hóa hai nước và Trung Quốc cũng sẽ tham gia...". Ông chủ mới của Nhà Trắng cũng cho rằng, chính quyền của ông sẽ có "mối quan hệ rất tốt đẹp" với Bắc Kinh. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) ngày 23/1. Tân Tổng tống Mỹ cho biết, ông "thực sự muốn" sớm gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột ở Ukraine đã kéo dài gần tròn 3 năm qua. Ông Trump tuyên bố rằng, người đồng cấp Nga Putin "thực sự thích ý tưởng" cắt giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân của thế giới, nói rõ: "Chúng tôi muốn thấy phi hạt nhân hóa. Thực tế, chúng tôi đã thảo luận (với Tổng thống Putin) về việc phi hạt nhân hóa hai nước và Trung Quốc cũng sẽ tham gia...". Ông chủ mới của Nhà Trắng cũng cho rằng, chính quyền của ông sẽ có "mối quan hệ rất tốt đẹp" với Bắc Kinh. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tổng thống Nga Vladimia Putin hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 21/1, chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Putin cảm ơn lãnh đạo Trung Quốc đã ủng hộ nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) của Nga, nhấn mạnh: "Tôi đồng ý rằng hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh dựa trên sự tương đồng rộng rãi về lợi ích quốc gia cũng như quan điểm về cách thức mà các cường quốc nên quan hệ với nhau". Đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đưa tin về sự kiện, song không nêu rõ chủ đề thảo luận. Mặc dù vậy, CCTV dẫn lời ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Sự ổn định và bền vững của quan hệ Trung-Nga sẽ giúp đối phó với những bất ổn từ môi trường bên ngoài, cùng thúc đẩy sự phát triển và hồi sinh của cả hai nước, duy trì sự công bằng và công lý quốc tế". (Nguồn: TASS)

Tổng thống Nga Vladimia Putin hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 21/1, chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Putin cảm ơn lãnh đạo Trung Quốc đã ủng hộ nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) của Nga, nhấn mạnh: "Tôi đồng ý rằng hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh dựa trên sự tương đồng rộng rãi về lợi ích quốc gia cũng như quan điểm về cách thức mà các cường quốc nên quan hệ với nhau". Đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đưa tin về sự kiện, song không nêu rõ chủ đề thảo luận. Mặc dù vậy, CCTV dẫn lời ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Sự ổn định và bền vững của quan hệ Trung-Nga sẽ giúp đối phó với những bất ổn từ môi trường bên ngoài, cùng thúc đẩy sự phát triển và hồi sinh của cả hai nước, duy trì sự công bằng và công lý quốc tế". (Nguồn: TASS)

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn phóng viên truyền hình nhà nước, ngày 24/1. Ông Putin nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn sẵn sàng cho các cuộc đàm phán về vấn đề Ukraine". Tuy nhiên, Điện Kremlin cho biết vẫn đang chờ đợi "tín hiệu" từ Washington, mặc dù ông chủ Nhà Trắng đã tuyên bố sẵn sàng gặp Tổng thống Putin "ngay lập tức". Nhà lãnh đạo Nga cũng ca ngợi ông Trump là một nhà lãnh đạo "thông minh và thực tế", cho biết các lệnh trừng phạt đối với Moscow đã gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ, làm suy yếu vai trò của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. (Ảnh cắt từ clip)

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn phóng viên truyền hình nhà nước, ngày 24/1. Ông Putin nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn sẵn sàng cho các cuộc đàm phán về vấn đề Ukraine". Tuy nhiên, Điện Kremlin cho biết vẫn đang chờ đợi "tín hiệu" từ Washington, mặc dù ông chủ Nhà Trắng đã tuyên bố sẵn sàng gặp Tổng thống Putin "ngay lập tức". Nhà lãnh đạo Nga cũng ca ngợi ông Trump là một nhà lãnh đạo "thông minh và thực tế", cho biết các lệnh trừng phạt đối với Moscow đã gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ, làm suy yếu vai trò của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. (Ảnh cắt từ clip)

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có mặt trong phiên tòa luận tội tại Tòa án Hiến pháp, ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/1. Sự kiện này đánh dấu "thời khắc lịch sử" khi đây là lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của nước này trực tiếp có mặt tại phiên tòa xét xử luận tội mình. (Nguồn: Yonhap)

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có mặt trong phiên tòa luận tội tại Tòa án Hiến pháp, ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/1. Sự kiện này đánh dấu "thời khắc lịch sử" khi đây là lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của nước này trực tiếp có mặt tại phiên tòa xét xử luận tội mình. (Nguồn: Yonhap)

Các ngoại trưởng nhóm Bộ tứ, từ trái qua phải: Ông Iwaya Takeshi (Nhật Bản), ông Marco Rubio (Mỹ), bà Penny Wong (Australia) và ông Subrahmanyam Jaishankar (Ấn Độ) gặp nhau tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 21/1. Theo tuyên bố chung của các ngoại trưởng nhóm Bộ tứ, trong cuộc họp, các bên tái khẳng định cam kết củng cố và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi mà pháp quyền, các giá trị dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được duy trì và bảo vệ. (Nguồn: X)

Các ngoại trưởng nhóm Bộ tứ, từ trái qua phải: Ông Iwaya Takeshi (Nhật Bản), ông Marco Rubio (Mỹ), bà Penny Wong (Australia) và ông Subrahmanyam Jaishankar (Ấn Độ) gặp nhau tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 21/1. Theo tuyên bố chung của các ngoại trưởng nhóm Bộ tứ, trong cuộc họp, các bên tái khẳng định cam kết củng cố và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi mà pháp quyền, các giá trị dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được duy trì và bảo vệ. (Nguồn: X)

Người dân ở Deir al-Balah, Gaza, ăn mừng vào ngày 19/1, khi thỏa thuận ngừng bắn Hamas-Israel được ký kết. (Nguồn: Reuters)

Người dân ở Deir al-Balah, Gaza, ăn mừng vào ngày 19/1, khi thỏa thuận ngừng bắn Hamas-Israel được ký kết. (Nguồn: Reuters)

Người dân trở về một khu phố bị phá hủy ở Rafah, Gaza, ngày 20/1, một ngày sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel có hiệu lực. Đây là lệnh ngừng bắn thứ hai kể từ khi chiến sự bắt đầu vào ngày 7/10/2023, khi các chiến binh Hamas phát động một cuộc tấn công vào Israel, khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ khoảng 250 con tin, theo chính quyền Israel. Bộ Y tế Palestine cho biết, cuộc tấn công quân sự do Israel phát động đã khiến hơn 47.000 người Palestine thiệt mạng và làm bị thương hơn 110.000 người ở Gaza. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người dân trở về một khu phố bị phá hủy ở Rafah, Gaza, ngày 20/1, một ngày sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel có hiệu lực. Đây là lệnh ngừng bắn thứ hai kể từ khi chiến sự bắt đầu vào ngày 7/10/2023, khi các chiến binh Hamas phát động một cuộc tấn công vào Israel, khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ khoảng 250 con tin, theo chính quyền Israel. Bộ Y tế Palestine cho biết, cuộc tấn công quân sự do Israel phát động đã khiến hơn 47.000 người Palestine thiệt mạng và làm bị thương hơn 110.000 người ở Gaza. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Emily Damari, bên phải, và mẹ cô, bà Mandy, ôm nhau tại một địa điểm gần Re'im, Israel, sau khi Emily được các chiến binh Hamas thả khỏi nơi giam giữ ở Gaza, ngày 19/1, theo thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel. (Nguồn: Lực lượng Phòng vệ Israel)

Emily Damari, bên phải, và mẹ cô, bà Mandy, ôm nhau tại một địa điểm gần Re'im, Israel, sau khi Emily được các chiến binh Hamas thả khỏi nơi giam giữ ở Gaza, ngày 19/1, theo thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel. (Nguồn: Lực lượng Phòng vệ Israel)

Người đàn ông cầm đèn đứng bên cửa sổ căn hộ của mình trong thời gian cắt điện tại Varniţa, Moldova, ngày 17/1. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra tại quốc gia ở quốc gia Đông Âu này, nơi gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Sau khi không nhận được khí đốt Nga, Moldova đã phải mua từ các thị trường khẩn cấp ở châu Âu - chủ yếu thông qua Romania - với giá gần gấp đôi. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người đàn ông cầm đèn đứng bên cửa sổ căn hộ của mình trong thời gian cắt điện tại Varniţa, Moldova, ngày 17/1. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra tại quốc gia ở quốc gia Đông Âu này, nơi gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Sau khi không nhận được khí đốt Nga, Moldova đã phải mua từ các thị trường khẩn cấp ở châu Âu - chủ yếu thông qua Romania - với giá gần gấp đôi. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Hình ảnh về trận hỏa hoạn khi Đám cháy Hughes bùng phát ở Hồ Castaic, California, Mỹ, ngày 22/1. Do gió mạnh và nhiều cây bụi khô, chỉ trong vài giờ, đám cháy này đã lan ra diện tích 32 km2. Theo ước tính, cứ 2-3 giây, đám cháy lại thiêu rụi khu vực rộng bằng sân bóng đá. Giới chức cảnh báo người dân gần hồ chứa Castaic rằng họ đang phải đối mặt "mối đe dọa trực tiếp tới tính mạng" khi đám cháy Hughes vượt kiểm soát. Phần lớn Nam California được đặt trong tình trạng cảnh báo đỏ về nguy cơ cháy rừng do gió mạnh và khô. (Nguồn: Reuters)

Hình ảnh về trận hỏa hoạn khi Đám cháy Hughes bùng phát ở Hồ Castaic, California, Mỹ, ngày 22/1. Do gió mạnh và nhiều cây bụi khô, chỉ trong vài giờ, đám cháy này đã lan ra diện tích 32 km2. Theo ước tính, cứ 2-3 giây, đám cháy lại thiêu rụi khu vực rộng bằng sân bóng đá. Giới chức cảnh báo người dân gần hồ chứa Castaic rằng họ đang phải đối mặt "mối đe dọa trực tiếp tới tính mạng" khi đám cháy Hughes vượt kiểm soát. Phần lớn Nam California được đặt trong tình trạng cảnh báo đỏ về nguy cơ cháy rừng do gió mạnh và khô. (Nguồn: Reuters)

Những tấm ga trải giường buộc chặt treo trên một cửa sổ vỡ tại khách sạn Grand Kartal ở khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Kartalkaya, ở Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tại đây, ngày 21/1. Vụ việc khiến 79 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. (Nguồn: Reuters)

Những tấm ga trải giường buộc chặt treo trên một cửa sổ vỡ tại khách sạn Grand Kartal ở khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Kartalkaya, ở Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tại đây, ngày 21/1. Vụ việc khiến 79 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. (Nguồn: Reuters)

Natnicha Somparn và Sorsomrudee Thippayatum ăn mừng sau khi nhận được giấy chứng nhận kết hôn chính thức tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/1. Tuần qua, hàng trăm cặp đôi đồng giới đã kết hôn tại Thái Lan khi quốc gia này trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. (Nguồn: Reuters)

Natnicha Somparn và Sorsomrudee Thippayatum ăn mừng sau khi nhận được giấy chứng nhận kết hôn chính thức tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/1. Tuần qua, hàng trăm cặp đôi đồng giới đã kết hôn tại Thái Lan khi quốc gia này trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. (Nguồn: Reuters)

Người dân phơi tăm hương ở làng Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, ngày 21/1, để chuẩn bị hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nghề làm tăm hương được người dân Quảng Phú Cầu gìn giữ và phát triển hơn 100 năm qua. Ngày nay, làng trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích, đặc biệt là khách quốc tế. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người dân phơi tăm hương ở làng Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, ngày 21/1, để chuẩn bị hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nghề làm tăm hương được người dân Quảng Phú Cầu gìn giữ và phát triển hơn 100 năm qua. Ngày nay, làng trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích, đặc biệt là khách quốc tế. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Các nghệ sĩ biểu diễn điệu múa dân gian, ngày 21/1, trong buổi diễn tập cho cuộc diễu hành Ngày Cộng hòa (26/1) tại New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Reuters)

Các nghệ sĩ biểu diễn điệu múa dân gian, ngày 21/1, trong buổi diễn tập cho cuộc diễu hành Ngày Cộng hòa (26/1) tại New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Reuters)

Người dân thả diều trong Lễ hội diều Qatar, tại Doha, ngày 18/1. Sự kiện sôi động này được tổ chức nhằm tôn vinh sự sáng tạo và văn hóa truyền thống, thu hút du khách bằng màn trình diễn ngoạn mục của những con diều đầy màu sắc bay lượn trên bầu trời đẹp như tranh vẽ của Doha. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người dân thả diều trong Lễ hội diều Qatar, tại Doha, ngày 18/1. Sự kiện sôi động này được tổ chức nhằm tôn vinh sự sáng tạo và văn hóa truyền thống, thu hút du khách bằng màn trình diễn ngoạn mục của những con diều đầy màu sắc bay lượn trên bầu trời đẹp như tranh vẽ của Doha. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người Serbia gốc Kosovo tham gia cuộc thi bơi truyền thống nhân Lễ hiển linh tại hồ Gazivoda, Kosovo, ngày 19/1. (Nguồn: Reuters)

Người Serbia gốc Kosovo tham gia cuộc thi bơi truyền thống nhân Lễ hiển linh tại hồ Gazivoda, Kosovo, ngày 19/1. (Nguồn: Reuters)

Các vận động viên thi đấu trên một hồ nước đóng băng trong Giải chạy Marathon băng tuyết hồ Thẩm Dương - Khang Bình Wolong 2025, ngày 19/1, tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Nguồn: VCG/Getty Images)

Các vận động viên thi đấu trên một hồ nước đóng băng trong Giải chạy Marathon băng tuyết hồ Thẩm Dương - Khang Bình Wolong 2025, ngày 19/1, tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Nguồn: VCG/Getty Images)

Người dân lướt sóng tại bãi biển Lhoknga gần Banda Aceh, Indonesia, ngày 21/1. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người dân lướt sóng tại bãi biển Lhoknga gần Banda Aceh, Indonesia, ngày 21/1. (Nguồn: AFP/Getty Images)

(theo CNN, Reuters, Guardian...)

Dương Liễu

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-tong-thong-trump-thuc-su-muon-gap-nguoi-nay-de-cham-dut-xung-dot-o-ukraine-ong-putin-noi-trung-phat-nga-gay-ton-hai-my-302416.html
Zalo