Ăn tại ruộng, nông dân đảo Lý Sơn hối hả chuẩn bị vụ tỏi mới

Vừa bán hết vụ hành, các hộ nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã hối hả ra ruộng để vun đất, ủ phân, chuẩn bị cho vụ tỏi. Mỗi năm chỉ có 1 vụ, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, lại rơi vào đúng thời điểm Tết nên mùa tỏi được cho là mang tính quyết định 'thành bại' cả năm của người nông dân nơi đây.

Thời điểm này, các hộ trồng tỏi hối hả ra ruộng để vun đất, ủ phân, chuẩn bị sẵn sàng cho vụ mùa mới. Người trồng phải tỉ mẩn nhặt từng gốc cỏ dại để đảm bảo chất dinh dưỡng trong đất cho cây tỏi sinh trưởng. Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Để tăng chất dinh dưỡng trong đất, người nông dân rắc đều mùn, phân trên từng luống đất

Thời điểm này, các hộ trồng tỏi hối hả ra ruộng để vun đất, ủ phân, chuẩn bị sẵn sàng cho vụ mùa mới. Người trồng phải tỉ mẩn nhặt từng gốc cỏ dại để đảm bảo chất dinh dưỡng trong đất cho cây tỏi sinh trưởng. Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Để tăng chất dinh dưỡng trong đất, người nông dân rắc đều mùn, phân trên từng luống đất

Tất bật ra đồng từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Trường, ở thôn Đông An Vĩnh, cho biết, để tránh ánh nắng gay gắt của huyện đảo, người nông dân thường đi làm từ 5 giờ sáng, kết thúc vào khoảng 10 giờ trưa.

Tất bật ra đồng từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Trường, ở thôn Đông An Vĩnh, cho biết, để tránh ánh nắng gay gắt của huyện đảo, người nông dân thường đi làm từ 5 giờ sáng, kết thúc vào khoảng 10 giờ trưa.

Vì đi làm từ tờ mờ sáng nên người nông dân nơi đây thường tranh thủ ăn sáng trên mảnh ruộng của mình. Họ ăn vội vã để kịp xong việc trước khi nắng và gió biển trở nên bỏng rát lúc giữa trưa.

Vì đi làm từ tờ mờ sáng nên người nông dân nơi đây thường tranh thủ ăn sáng trên mảnh ruộng của mình. Họ ăn vội vã để kịp xong việc trước khi nắng và gió biển trở nên bỏng rát lúc giữa trưa.

Là huyện đảo giữa mênh mông biển nước, việc tưới tiêu cho tỏi nơi đây được bà con rất chú ý. Cách một ngày lại tưới nước, mỗi ngày tưới 2 lượt, sáng và chiều. Nguồn nước dùng để phục vụ việc trồng trọt được lấy từ giếng đào sâu dưới lòng đất. Nước ở đây xuất hiện ở độ sâu khoảng 9 đến 10m nhưng là nguồn nước lợ. Chị Nguyễn Thị Nhi, ở thôn Tây An Vĩnh, cho biết, nước ngọt trên đảo quý như vàng. Hộ nào cũng đầu tư hệ thống ống nước tưới và phải mua nước với giá từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng/giờ tưới, tùy vào độ xa gần. Mua nước ngọt để tưới khá tốn kém nhưng chị vẫn ráng đầu tư, kỳ vọng vụ mùa bội thu và được giá.

Là huyện đảo giữa mênh mông biển nước, việc tưới tiêu cho tỏi nơi đây được bà con rất chú ý. Cách một ngày lại tưới nước, mỗi ngày tưới 2 lượt, sáng và chiều. Nguồn nước dùng để phục vụ việc trồng trọt được lấy từ giếng đào sâu dưới lòng đất. Nước ở đây xuất hiện ở độ sâu khoảng 9 đến 10m nhưng là nguồn nước lợ. Chị Nguyễn Thị Nhi, ở thôn Tây An Vĩnh, cho biết, nước ngọt trên đảo quý như vàng. Hộ nào cũng đầu tư hệ thống ống nước tưới và phải mua nước với giá từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng/giờ tưới, tùy vào độ xa gần. Mua nước ngọt để tưới khá tốn kém nhưng chị vẫn ráng đầu tư, kỳ vọng vụ mùa bội thu và được giá.

Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích trồng hành, tỏi khoảng 200ha. Mỗi năm, người nông dân đảo Lý Sơn canh tác khoảng 2 - 4 vụ hành tím và 1 vụ tỏi tùy vào điều kiện thời tiết. Mang nét đặc trưng riêng, củ tỏi Lý Sơn thường nhỏ, tép đều, chắc, khi ăn có vị cay dịu ngọt, không có mùi hôi như những giống tỏi khác. Đặc biệt ở Lý Sơn có loại tỏi một nhánh, thường được gọi là tỏi cô đơn.

Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích trồng hành, tỏi khoảng 200ha. Mỗi năm, người nông dân đảo Lý Sơn canh tác khoảng 2 - 4 vụ hành tím và 1 vụ tỏi tùy vào điều kiện thời tiết. Mang nét đặc trưng riêng, củ tỏi Lý Sơn thường nhỏ, tép đều, chắc, khi ăn có vị cay dịu ngọt, không có mùi hôi như những giống tỏi khác. Đặc biệt ở Lý Sơn có loại tỏi một nhánh, thường được gọi là tỏi cô đơn.

Hải Hòa

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/an-tai-ruong-nong-dan-dao-ly-son-hoi-ha-chuan-bi-vu-toi-moi-20241021163520107.htm
Zalo