Amazon cạnh tranh phân khúc hàng siêu rẻ với Temu
Hai tuần trước lễ hội mua sắm Black Friday, Amazon lặng lẽ thêm một mục mới vào đầu ứng dụng di động của mình.
Được gọi là Haul, đây là phần chỉ có trên thiết bị di động, chuyên cung cấp các mặt hàng siêu rẻ, chủ yếu được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc.
Haul là lời đáp trả của Amazon với sự phổ biến bùng nổ của các ứng dụng như Temu của PDD Holdings và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein. Amazon cho biết Haul đã có hàng triệu lượt khách hàng truy cập kể từ khi ra mắt vào tháng 11 vừa qua.
Tương tự như Temu, Haul cung cấp các mặt hàng với giá hời, chẳng hạn như giày thể thao với giá 9,98 USD, đồ dùng nhà bếp với giá 5,99 USD và ốp điện thoại với giá 2,99 USD. Nhưng khác với Temu, Haul giới hạn giá của mỗi sản phẩm ở mức 20 USD. Haul cũng miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng trên 25 USD và mức chiết khấu ngày càng cao khi giá trị giỏ hàng tăng lên. Điều này khuyến khích người mua sắm mua nhiều mặt hàng cùng một lúc.
Điều này nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng hành chính cho các lô hàng nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia có thể quy định một ngưỡng "de minimis" khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, ngưỡng "de minimis" hiện tại là 800 USD, nghĩa là các lô hàng có giá trị dưới 800 USD được miễn thuế nhập khẩu.
Mặc dù quy định này đang đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của chính phủ liên bang, nhưng các nhà nhập khẩu vẫn có thể tận dụng để tránh phải trả thuế và lệ phí cho các mặt hàng giá trị nhỏ.
Điều này dẫn đến thời gian vận chuyển lâu hơn nhưng giá thấp hơn. Nhiều người Mỹ dường như chấp nhận sự đánh đổi này. Bằng chứng là Temu đã phát triển bùng nổ kể từ khi ra mắt tại Mỹ vào tháng 9/2022. Hiện đây là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên App Store của Apple trong hai năm liên tiếp.
Ông Neil Saunders, Giám đốc công ty GlobalData Retail nhận định việc Amazon cho ra mắt Haul không chỉ là để cạnh tranh với Temu, mà còn nhằm nắm bắt cơ hội trong phân khúc thị trường giá thấp hơn, vốn đã phát triển rất nhanh trên toàn bộ hệ thống bán lẻ trong vài năm qua.
Các trang web thương mại điện tử giá rẻ khác với sự thống trị của hàng hóa Trung Quốc cũng chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong những năm gần đây, tropng đó có Alibaba và gần đây là TikTok Shop. Các nhà bán hàng đang đổ xô đến TikTok Shop bất chấp nguy cơ ứng dụng này bị cấm tại Mỹ.
Mặc dù Haul chỉ đang ở phiên bản beta, nhưng nhu cầu đang có dấu hiệu vượt nguồn cung. Trong đợt giảm giá 50% nhân dịp Black Friday, nhiều sản phẩm đã cháy hàng trên Haul. Amazon cho biết đang mở rộng danh mục sản phẩm lên hàng trăm nghìn mặt hàng thuộc hàng chục ngành hàng trong những tuần tới.