Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Cà Mau, tùy vào điều kiện đặc thù vùng mặn, ngọt, cùng với sự trợ lực của ngành chức năng hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, chọn cây, con giống phù hợp; cộng tính cần cù, chịu thương chịu khó, bà con đã dần hình thành các mô hình kinh tế tích hợp đa cây, đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðiển hình như mô hình lúa - tôm - cua kết hợp; mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng; mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với kinh tế lâm nghiệp...

Dù ở vùng đất mặn chuyên tôm nhưng gia đình ông Tiết Vĩ Tuyến, ấp Hiệp Hòa, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã cải tạo một phần diện tích để giữ ngọt, thực hiện mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, ốc bươu đen, kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập ổn định. Mô hình này được chọn là mô hình Dân vận khéo của xã Ngọc Chánh.

Dù ở vùng đất mặn chuyên tôm nhưng gia đình ông Tiết Vĩ Tuyến, ấp Hiệp Hòa, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã cải tạo một phần diện tích để giữ ngọt, thực hiện mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, ốc bươu đen, kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập ổn định. Mô hình này được chọn là mô hình Dân vận khéo của xã Ngọc Chánh.

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. (Ảnh chụp tại tuyến đường Xuyên Á, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. (Ảnh chụp tại tuyến đường Xuyên Á, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).

Bức tranh tươi mát vùng ngọt thuộc xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Bức tranh tươi mát vùng ngọt thuộc xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Ðưa màu xuống ruộng kết hợp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, gia đình bà Nguyễn Ngọc Thuận (người cầm trái khổ qua), ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm trên diện tích 1 ha.

Ðưa màu xuống ruộng kết hợp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, gia đình bà Nguyễn Ngọc Thuận (người cầm trái khổ qua), ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm trên diện tích 1 ha.

Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng THT nuôi chồn hương ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, thực hiện mô hình nuôi chồn hương, nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng, mang lại thu nhập cho gia đình 500-600 triệu đồng/năm.

Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng THT nuôi chồn hương ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, thực hiện mô hình nuôi chồn hương, nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng, mang lại thu nhập cho gia đình 500-600 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng kết hợp trồng dừa, cây ăn trái của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Hữu Ánh, xã Tân Thành, TP Cà Mau, với hơn 5 ha cho lợi nhuận trên 4 tỷ đồng/năm.

Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng kết hợp trồng dừa, cây ăn trái của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Hữu Ánh, xã Tân Thành, TP Cà Mau, với hơn 5 ha cho lợi nhuận trên 4 tỷ đồng/năm.

Loan Phương thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/da-cay-da-con-loi-nhuan-kep-a35862.html
Zalo