8 loại thảo dược bổ phổi, giúp phòng ngừa các bệnh hô hấp khi vào mùa

Việc hít thở trong không khí ô nhiễm và ảnh hưởng của mùa lạnh, phổi có thể bị suy yếu. Để tăng cường chức năng của phổi, bạn có thể bổ sung 8 loại thảo dược mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày.

Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng, mang máu có oxy đến mọi cơ quan trong cơ thể và loại bỏ chất thải ra khỏi tế bào thông qua quá trình thở ra. Phổi liên tục hoạt động lọc, bảo vệ và chuyển đổi không khí không có chất ô nhiễm và các chất ô nhiễm môi trường khác.

Những người có hệ hô hấp bị tổn thương sẽ bị kích hoạt khi hít phải các chất độc hại và chất gây ô nhiễm và biểu hiện các triệu chứng ngay lập tức như ho, thở khò khè và chảy nước mắt. Hơn nữa, vào mùa lạnh, sự lây lan của các loại vi-rút phổ biến hơn nên phổi có thể dễ bị nhiễm trùng. Do đó, mọi người cần có những biện pháp bảo vệ phổi và ngăn ngừa các bệnh hô hấp.

Trong các biện pháp bảo vệ phổi, việc sử dụng một số thảo dược có thể hỗ trợ tăng cường và phòng ngừa một số bệnh liên quan đến phổi. Vậy thảo dược bổ phổi gồm những gì? Uống nước gì tốt cho phổi?

1. 8 loại thảo dược bổ phổi

Dưới đây là 8 loại thảo dược bổ phổi, có những loại còn được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn.

- Hương nhu

Hương nhu chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A và C, canxi, sắt và kẽm. Loại thảo dược này có nhiều công dụng đối với sức khỏe như giảm viêm, cải thiện miễn dịch, giảm căng thẳng và tốt cho não bộ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, cải thiện giấc ngủ.

Ngoài những tác dụng trên, hương nhu cũng có thể giúp làm sạch phổi. Một nghiên cứu cho thấy các chất phytochemical có trong loại thảo dược này có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm và làm thông thoáng đường hô hấp.

- Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc mà hầu như gia đình nào cũng sử dụng nhưng ít người biết rằng đây là loại thảo mộc có tác dụng bổ phổi, ngăn ngừa các bệnh hô hấp nhờ có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm từ chất gingerol.

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí học dự phòng Quốc tế, chiết xuất từ gừng có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và giúp giảm viêm ở đường hô hấp trên.

Ngoài bổ phổi, gừng còn có nhiều tác dụng khác như giảm đau khớp, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm đầy hơi, giảm đau cholesterol và có thể ngăn ngừa ung thư.

Gingerol trong gừng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn (Ảnh: ST)

Gingerol trong gừng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn (Ảnh: ST)

Bài thuốc bổ phổi từ gừng

- Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng, nghệ và mật ong

- Cách làm:

+ Giã nát hoặc thái gừng và nghệ thành các lát nhỏ

+ Đun sôi gừng và nghệ cùng lượng nước vừa phải, đun đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa và đun thêm trong khoảng 5 phút.

+ Tắt bếp và cho thêm một thìa mật ong, thìa to hay nhỏ tùy vào lượng nước bạn đã đun

- Rễ cam thảo

Cam thảo có vị thơm, ngọt và có tính bình nên được ưa chuộng sử dụng làm gia vị hoặc pha trà uống. Ưu điểm nổi bật của rễ cam thảo là có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý về hô hấp.

Đặc biệt, một số hợp chất trong rễ cam thảo có đặc tính long đờm, đẩy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp nên có thể phòng ngừa các bệnh liên quan đến phổi như viêm phổi. Ngoài ra, trong rễ cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và vi-rút nên có thể hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm triệu chứng hen suyễn.

Bài thuốc bổ phổi từ rễ cam thảo

+ Chuẩn bị nguyên liệu: rễ cam thảo, gừng, bột quế

+ Cách thực hiện: Đem rễ cam thảo, gừng, quế nghiền thành bột hoặc thái nhỏ. Sau đó, đem pha với nước sôi như pha trà thông thường. Bạn có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.

Một số hợp chất trong rễ cam thảo có đặc tính long đờm (Ảnh: ST)

Một số hợp chất trong rễ cam thảo có đặc tính long đờm (Ảnh: ST)

- Nghệ

Nghệ được sử dụng như một loại thuốc thảo dược giảm viêm, đặc biệt rất hữu ích trong việc điều trị viêm phế quản - đây là tình trạng viêm đường hô hấp trong phổi. Sở dĩ nghệ có tác dụng này là nhờ có chứa hợp chất curcumin - đây là chất chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn.

Sử dụng nghệ cũng có thể cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường thở nên rất hữu ích cho những người mắc bệnh hô hấp và ngăn ngừa vi khuẩn, vi-rút tấn công vào phổi.

Bài thuốc bổ phổi từ nghệ

+ Chuẩn bị nguyên liệu: gừng và nghệ

+ Cách thực hiện: Đem rửa sạch gừng và nghệ, có thể để cả vỏ. Sau đó, thái lát các nguyên liệu và bỏ vào một ấm nhỏ, cho một lượng nước vừa đủ và đun đến khi sôi. Cuối cùng, bạn lọc lấy nước và cho thêm một chút mật ong (nếu thích ngọt) là có thể thưởng thức.

- Bạc hà

Bạc hà có vị hơi cay và thơm, được sử dụng nhiều để chế biến các món ăn hoặc đồ uống. Loại cây này cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm chứng khó tiêu, cải thiện chức năng não và loại bỏ mùi hôi của hơi thở.

Trong bạc hà có chứa menthol nên cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng tắc nghẽn và cải thiện luồng không khí và hơi thở, làm giảm tình trạng viêm do nhiễm trùng phổi và hữu ích cho những người bị cảm lạnh và cảm cúm.

- Hồ tiêu dài

Theo Đông y, hồ tiêu dài có vị cay, tính đại ôn, vào hai kinh vị và đại tràng. Loại thảo dược này chứa các hợp chất tự nhiên như glycosides, eugenols, alkaloid, terpenoid, resins, đường, chất béo bão hòa, tinh dầu, dầu dễ bay hơi và các thành phần hoạt tính như piperine, piperlatine, piperlongumine, myrcene, triacontane, quercetin và sylvatine.

Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và nấm, hồ tiêu dài giúp làm giảm triệu chứng như hen suyễn, viêm phế quản, COPD, ho và các triệu chứng cảm lạnh. Loại cây này cũng giúp giảm ho, nghẹt mũi và giúp loại bỏ các chất đờm từ đường hô hấp nên có thể bảo vệ phổi và hệ hô hấp.

Hồ tiêu dài có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp (Ảnh: ST)

Hồ tiêu dài có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp (Ảnh: ST)

- Xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi để điều trị một số bệnh về đường hô hấp. Các đặc tính chống viêm, kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống oxy hóa và kích thích miễn dịch mạnh mẽ của loại cây này có lợi trong điều trị nhiễm trùng, sốt, cảm lạnh thông thường, ho, cúm và các vấn đề về đường hô hấp khác, bao gồm cả bảo vệ phổi.

Một nghiên cứu được công bố trên Complementary Therapies of Medicine cho biết xuyên tâm liên làm giảm chất nhầy mũi.

- Kinh giới cay

Kinh giới cay là một loại gia vị thảo mộc phổ biến và có chứa các hợp chất như carvacrol và axit rosmarinic. Các thành phần này chứa các lợi ích kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp thông tắc nghẽn và giảm viêm ở đường hô hấp. Điều này làm cho loại thảo mộc này có lợi cho chức năng hô hấp nói chung.

2. Một số biện pháp khác bảo vệ phổi

Ngoài việc bổ sung các thảo dược bổ phổi, để có hệ hô hấp và sức khỏe phổi khỏe mạnh, bạn nên thực hiện thêm một số biện pháp khác:

- Không hút thuốc. Những chất độc từ thuốc lá sẽ gây hại cho phổi bằng cách làm tăng chất nhầy, khiến phổi khó tự làm sạch hơn và gây kích ứng và viêm các mô. Dần dần, đường thở của bạn sẽ hẹp lại, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ các bệnh như COPD, xơ phổi vô căn, ung thư phổi và hen suyễn.

- Tập thể dục thường xuyên. Khi bạn tập thể dục, tim bạn đập nhanh hơn và phổi của bạn hoạt động mạnh hơn. Cơ thể bạn cần nhiều oxy hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Phổi của bạn sẽ tăng cường hoạt động để cung cấp oxy trong khi thải thêm carbon dioxide.

- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm như khói thuốc, khói bụi, khí thải xe cộ,... bằng cách khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, không tập thể dục ở những nơi đông xe cộ. Đảm bảo không khí trong nhà cũng được trong lành.

- Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay sạch sẽ với xà phòng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để tăng cường miễn dịch.

- Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi oxy đầy đủ.

Trên đây là 8 thảo dược bổ phổi mà bạn có thể bổ sung thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng bất kể loại thuốc nào hoặc mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung các loại thảo dược trên.

Vân Anh (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/8-loai-thao-duoc-bo-phoi-giup-phong-ngua-cac-benh-ho-hap-khi-vao-mua-20241116101547202.htm
Zalo