7 thực phẩm cần tránh vào bữa tối khi giảm cân
Giảm cân không phải là quá khó, nhưng điều mà mọi người thường thấy khó khăn là kiểm soát ham muốn ăn một số loại thực phẩm có thể gây tăng cân thêm.
Để giảm cân hiệu quả, bữa tối là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Cả bữa sáng và bữa tối đều đóng vai trò quan trọng nhưng bữa sáng phải lành mạnh và no bụng, trong khi bữa tối phải nhẹ và ít calo.
Thời gian và khẩu phần ăn rất quan trọng để giảm cân
Theo TS. Komal Malik, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Asian (Ấn Độ), thời điểm ăn tối rất quan trọng, lý tưởng nhất là nên ăn tối trước 7giờ hoặc 7giờ 30 tối, vì điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý cân nặng. Bữa tối nên nhẹ nhàng, tức là khẩu phần ăn phải nhỏ. Kiểm soát khẩu phần ăn là điều cần thiết, do đó, thời điểm và kiểm soát khẩu phần ăn là hai yếu tố chính.
Quy tắc ăn tối để giảm cân
Về thành phần của bữa tối, nên chứa ít carbohydrate hơn; nên tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như bánh mì… Các loại thực phẩm được chọn nên có chỉ số đường huyết và carbohydrate thấp. Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau hoặc súp được ưu tiên. Rau có thể được xào hoặc trộn để tạo sự đa dạng cho bữa ăn.

Nếu muốn giảm cân, bữa tối cần tránh các thực phẩm có hàm lượng đường cao.
Những thực phẩm nên tránh ăn vào bữa tối
Theo TS.Sharad Malhotra, Khoa Tiêu hóa, Gan mật & Nội soi điều trị, Aakash Healthcare (Ấn Độ) cho biết, bữa tối nên ăn các món ăn nhẹ, giàu protein hoặc thức ăn nhẹ...
Những 'thủ phạm' phổ biến cần tránh là:
- Thực phẩm chế biến, kem, nước ép trái cây, pizza, thực phẩm chiên nhiều chất béo;
- Tránh rượu, đồ ngọt, ngũ cốc có đường, đồ ăn nhẹ đóng gói và bánh mì trắng;
- Hạn chế ăn các bữa ăn khuya và tránh các món ăn nhiều phô mai.
- Giảm tiêu thụ thịt đỏ, nước sốt kem và bánh mì kẹp thịt nhanh.
- Cắt giảm đồ uống tăng lực có nhiều đường và sữa chua có hương vị.
- Tránh ăn ngoài thường xuyên, đặc biệt là ở các bữa tiệc buffet hoặc chuỗi thức ăn nhanh...
Những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi giảm cân bao gồm:
1. Thực phẩm tinh chế
2. Các thực phẩm có hàm lượng đường cao (chứa đường hoặc bất kỳ thứ gì làm từ đường).
3. Thực phẩm chế biến cao.
4. Thực phẩm chiên ngập dầu.
5. Nước ép trái cây và đồ uống có ga.
6. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
7. Các thực phẩm bánh nướng như bánh mì hoặc bánh quy…