7 thói quen ai cũng nghĩ tốt cho trẻ nhưng thực tế phải bỏ ngay
Theo Bright Side, nhiều phụ huynh có xu hướng truyền lại thói quen - thường nghĩ là tốt - cho con cái mà không nhận ra tác hại tiềm ẩn của chúng.
1. Ngồi thẳng lưng: Nhiều ông bố bà mẹ luôn dặn con "Ngồi thẳng lưng lên", nhưng hóa ra, ngồi thẳng lưng 90 độ trên ghế không phải là tư thế tốt nhất. Khi một người ngồi thẳng lưng trong một thời gian dài, họ có thể bị dịch chuyển đĩa đệm đốt sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra tư thế thoải mái nhất là ngả người ra sau ghế và trượt xuống một chút, tương ứng với góc 135 độ. Lúc này cột sống, cơ bắp và gân không bị căng quá nhiều. Các chuyên gia cũng khuyên trẻ em nên ngồi ở tư thế thư giãn với một số vật dụng có thể hỗ trợ lưng dưới của chúng. Ảnh: Freepik.
2. Uống sữa: Sữa có liên quan rất nhiều đến tuổi thơ và nó được coi là một sản phẩm phục hồi sự thiếu hụt canxi trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Casein, protein có trong sữa làm tăng độ axit trong dạ dày và để giảm nó, cơ thể cần tìm kiếm các khoáng chất, bao gồm cả canxi. Và nếu bạn thiếu canxi, bạn có nguy cơ bị loãng xương. Một số nghiên cứu thậm chí chỉ ra rằng casein có thể gây ung thư. Đến 10-11 tuổi, cơ thể sẽ ngừng sản xuất một loại men tiêu hóa protein casein có trong sữa, vì vậy, thanh thiếu niên và người lớn không nhận được nhiều lợi ích từ việc uống sữa. Ảnh: Pexels.
3. Trẻ cần bận rộn với các hoạt động và không được trì hoãn: Cha mẹ thường nghĩ rằng giữ cho trẻ bận rộn giúp chúng phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng nếu lịch trình của chúng quá bận rộn và có nhiều hoạt động bổ sung ngoài trường học, điều này dễ dẫn đến căng thẳng quá mức. Căng thẳng có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến hệ thống miễn dịch yếu, các vấn đề về tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác. Không có gì xấu khi trì hoãn, đó là trạng thái cần thiết cho sự phát triển tâm lý trẻ em, vì nó cho phép não bộ "nạp lại". Ảnh: Pexels.
4. Sử dụng nước rửa tay thường xuyên: Sử dụng gel và khăn lau kháng khuẩn thường xuyên có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cụ thể, nước rửa tay dễ chứa chất kháng khuẩn triclosan. Nó có thể gây ra kháng kháng sinh và thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, các loại gel rửa tay không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt toàn bộ hệ vi khuẩn trên tay, làm da yếu đi. Đã có trường hợp sản phẩm này gây tác dụng xấu tức thì như kích ứng da, ngộ độc. Ảnh: Pexels.
5. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng nước súc miệng: Đánh răng sau mỗi bữa ăn không phải là ý tưởng tốt vì nếu sử dụng kem đánh răng quá thường xuyên, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng axit thích hợp trong miệng và phá hủy men răng. Tương tự với nước súc miệng, nó có tác dụng tiêu cực đến màng nhầy trong miệng, đặc biệt là ở trẻ em. Những gì bạn nên làm là dạy trẻ uống nước, sử dụng chỉ nha khoa, điều này thực sự giúp giữ cho miệng sạch sẽ. Ảnh: Pexels.
6. Sử dụng ba lô thay vì túi đeo chéo: Có lẽ bạn thường xuyên nghe đến việc đeo ba lô trên lưng sẽ tốt hơn so với đeo túi một bên vai. Nhưng thực tế, để không gây hại cho lưng, ba lô phải có phần lưng chỉnh hình và cao hơn ít nhất 2 inch so với thắt lưng. Nếu không, việc mang ba lô thực sự có hại. Nó có thể gây đau lưng, cong vẹo cột sống và gù lưng ở trẻ. Các chuyên gia khuyến nghị không nên đeo ba lô với khối lượng nặng và đảm bảo nó ở đúng cách như trên. Ảnh: Pexels.
7. Cắt móng tay rất ngắn: Người ta tin rằng cắt móng tay ngắn có nghĩa là giữ cho tay sạch sẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu chỉ ra vi khuẩn có khả năng xâm nhập và gây nhiễm trùng vùng dưới móng nếu cắt quá ngắn. Ngoài ra, đầu ngón tay sẽ to hơn và móng tay có thể mọc vào da. Vì vậy, khi cắt móng tay cho con, hãy để lại một phần nhỏ, giữ cho đường cắt thẳng và theo dõi để đảm bảo chúng không chọc vào da. Ảnh: Pexels.