7 sai lầm khi phơi quần áo khiến vi khuẩn tăng 'chóng mặt'
Không khí ngày một ô nhiễm nặng nề, gặp thời tiết mưa ẩm thất thường, quần áo sau khi phơi sẽ dễ dính bụi, có mùi ẩm mốc và nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không khí ngày một ô nhiễm nặng nề, gặp thời tiết mưa ẩm thất thường, quần áo sau khi phơi sẽ dễ dính bụi, có mùi ẩm mốc và nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quần áo để qua đêm trong máy giặt
Quần áo để qua đêm trong máy giặt là thói quen của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, môi trường trong lồng giặt ẩm và nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Vi khuẩn và nấm như Candida, Aspergillus sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt, gây mùi hôi và đặc biệt là tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.
Thậm chí, khi quần áo có chứa vi khuẩn và mặc vào, các mầm bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, gây nhiễm khuẩn nặng. Ngoài ra, nếu quần áo giặt xong vẫn ẩm ướt và bị để lâu sẽ nhanh hư hỏng, có mùi hôi sau khi phơi.
Phơi quần áo nhiều ngày mới cất
Nếu quần áo đã khô nên rút xuống và gấp gọn hoặc treo lên tủ để tránh phơi nhiều ngày ngoài trời dễ dính bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho da.

Ảnh minh họa/Nguồn: Cleanipedia
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với bụi và hóa chất trong môi trường càng lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là các loại ung thư da và phổi. Các vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Phơi quá lâu, hết nắng lại đến sương đêm cũng là nguyên nhân khiến quần áo hôi hám, nhanh hỏng hơn và dễ nhiễm khuẩn.
Phơi qua đêm ngoài trời
Quần áo phơi ban đêm luôn lâu khô hơn ban ngày. Hơn nữa treo ngoài trời dễ khiến sương độc hại ngấm vào quần áo, sản sinh nấm mốc, rất ảnh hưởng sức khỏe. Quần áo nhiễm sương khiến vải nhanh mục, nhanh hỏng.
Lộn trái quần áo khi phơi

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Nhiều người tỏ có thói quen lộn trái quần áo khi phơi để tránh bị bạc màu. Nhưng thật sự đây là thói quen sai lầm, bởi mặt trái tiếp xúc da. Nếu chẳng may quá trình phơi mặt trái tiếp xúc bụi bẩn, côn trùng, lông sâu sẽ trực tiếp gây hại cho da. Đặc biệt trẻ em có sức đề kháng yếu, việc phơi đồ kiểu này rất hại cho các con.
Không vắt quần áo
Nếu chỉ vì ngại quần áo bị xoắn, hỏng vải mà để nước đọng quá nhiều trên trang phục khi phơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, khiến người mặc dễ bị mẩn ngứa hoặc viêm nhiễm. Thay vào đó, người giặt có thể vắt nhẹ mà không cần xoắn nếu đó là quần áo mềm mỏng để ráo nước trước khi phơi.
Phơi quần áo gần khu vực nấu ăn
Nhiều gia đình phơi quần áo gần bếp nấu do không gian hạn chế. Điều này khiến quần áo dễ bị bám mùi thức ăn, dầu mỡ và các chất hóa học khác từ quá trình nấu nướng. Những hóa chất này có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ.
Nếu không có lựa chọn nào khác hãy cố gắng sử dụng máy hút mùi trong quá trình nấu ăn và phơi quần áo ở khu vực ít chịu ảnh hưởng mùi thức ăn nhất.
Phơi quần áo gần thiết bị điện
Việc phơi quần áo gần các thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt hoặc điều hòa có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ hoặc điện giật. Hơi nước từ quần áo có thể làm tăng độ ẩm xung quanh các thiết bị điện, dẫn đến chập điện hoặc hư hỏng thiết bị.
Hãy phơi quần áo cách xa các thiết bị điện và ổ cắm điện ít nhất 1-2 mét để tránh nguy cơ điện giật hoặc cháy nổ. Nếu không gian hạn chế, hãy cân nhắc sử dụng dây phơi di động hoặc giàn phơi tầng để tối ưu hóa không gian.