7 lầm tưởng phổ biến về PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV

PrEP là phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, mang tới hiệu quả phòng ngừa tới hơn 90%. Tuy nhiên, vẫn còn một số quan niệm sai lầm về PrEP, làm ảnh hưởng tới việc tiếp cận với cách phòng ngừa HIV này.

Dưới đây là một số quan niêm sai lầm phổ biến về PrEP và sự thật:

1. PrEP chỉ dành cho người đồng tính nam

Sự thật: PrEP dành cho bất kỳ ai không nhiễm HIV nhưng có nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hoặc sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch. CDC khuyến nghị PrEP nếu bạn đã quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo trong 6 tháng qua và:

Bạn và đối tác của bạn không sử dụng bao cao su mỗi lần.
Bạn tình của bạn bị nhiễm HIV.
Bạn được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) trong 6 tháng qua.
Bạn là phụ nữ có bạn tình dương tính với HIV đang cố gắng mang thai.

PrEP là phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, mang tới hiệu quả phòng ngừa tới hơn 90%.

PrEP là phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, mang tới hiệu quả phòng ngừa tới hơn 90%.

2. Không cần sử dụng bao cao su nếu dùng PrEP

Sự thật: PrEP ngăn ngừa HIV nhân lên trong cơ thể, nếu bạn tiếp xúc với virus khi quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục sẽ bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với virus ngay từ đầu.

Bao cao su cũng bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như chlamydia và bệnh lậu, mà PrEP không ngăn ngừa được.

3. Chỉ cần dùng PrEP sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Sự thật: Bạn phải dùng PrEP liên tục để giúp bảo vệ khỏi HIV nếu bạn đã từng bị phơi nhiễm. Dự phòng sau phơi nhiễm, hay PEP, là viên thuốc bạn uống sau khi quan hệ tình dục không an toàn.

Khi bạn dùng PEP trong vòng 72 giờ sau khi có thể bị phơi nhiễm, nó sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa HIV. Nhưng PEP chỉ dành cho trường hợp khẩn cấp và nó không thể thay thế cho PrEP.

4. PrEP chỉ dành cho những người có nhiều bạn tình

Một số quan niệm sai lầm về PrEP làm ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ này.

Một số quan niệm sai lầm về PrEP làm ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ này.

Sự thật: Ngay cả khi bạn chỉ quan hệ tình dục với một người, bạn vẫn nên dùng PrEP nếu:

Bạn tình của bạn bị nhiễm HIV với tải lượng virus có thể phát hiện được hoặc bạn không chắc về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình.
Đối tác của bạn là một người sử dụng tiêm chích ma túy.
Đối tác của bạn có quan hệ tình dục với người khác.

5. Bạn phải dùng PrEP mỗi ngày

Sự thật: Điều đó phụ thuộc vào loại PrEP bạn chọn. PrEP hàng ngày với descovy và truvada là một viên thuốc mà bạn phải uống hàng ngày.

PrEP cũng có dạng thuốc tiêm tác dụng kéo dài có tên là apretude có thể dùng 2 tháng một lần.

Nếu không quan hệ tình dục thường xuyên, bạn có thể sử dụng thuốc PrEP theo tình huống. Đối với chế độ này, bạn dùng:

Hai viên thuốc từ 2-24 giờ trước khi bạn quan hệ tình dục
Một viên thuốc 24 giờ sau liều đầu tiên
Một viên thuốc 24 giờ sau liều thứ hai.

6. PrEP có tác dụng phụ xấu

Sự thật: PrEP là an toàn. Các tác dụng phụ mà PrEP có thể gây ra đều nhẹ, chẳng hạn như:

Đau đầu
Buồn nôn
Tiêu chảy
Mệt mỏi
Phát ban
Đau bụng…

Những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi bạn dùng thuốc một thời gian.

Hiếm khi, việc sử dụng PrEP trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về gan, thận hoặc xương. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể không an toàn cho những người bị bệnh gan hoặc thận.

7. Bạn sẽ phải dùng PrEP đến hết đời

Sự thật: Bạn có thể ngừng PrEP nếu bạn không còn nguy cơ nhiễm HIV nữa. Hãy trao đổi với bác sĩ làm thế nào để ngừng dùng các loại thuốc này một cách an toàn.

Cách bạn dừng PrEP là khác nhau đối với từng loại:

- PrEP hàng ngày: Có thể ngừng thuốc sau khi uống 2 liều hàng ngày hoặc 28 liều hàng ngày sau lần phơi nhiễm HIV cuối cùng của bạn.

- PrEP tình huống: Khi bạn uống liều thứ ba có thể ngừng dùng.

- PrEP dạng tiêm: Bạn có thể dừng lại sau liều cuối cùng. Tiếp tục xét nghiệm HIV trong khoảng 12 tháng sau đó.

Xuân Thủy

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/7-lam-tuong-pho-bien-ve-prep-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-169230916150426529.htm
Zalo