7 dấu hiệu trẻ đang xem điện thoại quá nhiều: Nháy mắt, lệch vai, số 3 mới là nặng nhất

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã quá nghiện điện thoại, sức khỏe đang bị ảnh hưởng:

Co giật cơ mặt, nháy mắt liên tục

Khi trẻ chơi game, sử dụng điện thoại hay xem tivi quá nhiều, mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng, không chỉ làm tăng các tật khúc xạ mà còn là nguyên nhân khởi phát rối loạn TIC.

Tật máy giật các cơ (rối loạn Tic vận động) là triệu chứng đầu tiên gặp trong 80% các trường hợp và đa số là ở mặt, 20% còn lại rối loạn trong lời nói (rối loạn Tic âm thanh).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tất cả các bệnh nhân này cuối cùng đều có rối loạn Tic phối hợp giữa vận động và âm thanh.

Tic là hội chứng không thể điều trị triệt để, khả năng tái phát rất cao nên cha mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, xem ti vi và cần tạo môi trường lành mạnh về tinh thần và thể chất cho trẻ.

Hai vai bị lệch, lồng ngực nhô lên một bên

Việc trẻ sử dụng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến các bé bị cong vẹo cột sống.

Bình thường cột sống của trẻ thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng. Còn khi nhìn ngang, cột sống hơi cong ở lưng và ưỡn bình thường ở thắt lưng.

Tuy nhiên, khi bị tật vẹo cột sống, nhìn phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên và có thể kèm theo vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia; cột sống lệch sang bên; xương chậu và háng cao hơn bên kia. Cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn phía sau sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên 1 hay 2 bên.

Đau đầu dai dẳng, buồn nôn, đi đứng loạng choạng, hay bị ngã, kích thước đầu thay đổi

Đây là triệu chứng cho thấy trẻ có khối u trong não, có thể u lành hoặc khối ung thư.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai

Ngoài ra theo WHO, "thủ phạm" gây ra ung thư não ở trẻ em chính là bức xạ điện thoại di động. Nguyên nhân vì trẻ nhỏ có da, mô và xương não mỏng hơn nên lượng bức xạ chúng hấp thụ cũng gấp đôi so với người lớn. Hơn nữa, hệ thống thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện khiến não chúng dễ bị tổn thương hơn hẳn.

WHO cũng đã phân loại bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người. Đặc biệt là trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn.

Biểu hiện dễ nhận thấy là tình trạng đau đầu dai dẳng và buồn nôn và nôn, đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng, có thể dễ bị ngã, thậm chí có thể động kinh, đầu to, thóp phồng,...

Tư duy của trẻ kém đi

Đây là hiện tượng bị mỏng vỏ não.

Theo một nghiên cứu của Mỹ, các nhà khoa học thấy rằng những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này

Không thể tập trung, sa sút trong học tập

Trẻ em dùng điện thoại nhiều dễ mắc chứng rối loạn khó tập trung. Điều này là do các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai.

Nhất là nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, dễ bị phân tán tư tưởng khi ngồi học, giảm khả năng học tập.

Không muốn ra ngoài và tiếp xúc với mọi người

Việc trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều rất dễ gây nghiện. Điều này khiến trẻ ngày nay chỉ thích ở nhà, không muốn ra ngoài và tiếp xúc với mọi người. Thậm chí nhiều trẻ không muốn và không có nhu cầu giao tiếp với cả người thân. Việc này khiến trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội.

Một số biện pháp cai điện thoại cho trẻ cha mẹ nên áp dụng

Bố mẹ cần làm gương, dành thời gian chơi cùng con

Muốn con ít xem điện thoại thì việc đầu tiên là bố mẹ cần phải làm gương trước con.

Hãy ngắt kết nối và sử dụng lượng thời gian chất lượng khi ở bên cạnh con, cùng con nói chuyện, chơi trò chơi. Bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn được chơi cùng với bố mẹ hơn là chiếc điện thoại.

Quy định khoảng thời gian nhất định con được dùng điện thoại

Theo Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.

Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế dưới 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức dưới 2 tiếng mỗi ngày.

Bố mẹ có thể nói chuyện với con và quy định khoảng thời gian cụ thể mà con được phép dùng điện thoại. Trước khi cho con cầm điện thoại, bố mẹ cần nhắc lại quy định và nghiêm khắc cất điện thoại khi đã đến giờ.

Kêu gọi trẻ tham gia việc nhà, tạo ra các khu vực cấm dùng điện thoại trong nhà

Bố mẹ có thể bắt đầu từ các khu vực như phòng ăn, phòng ngủ sẽ có nội quy “cấm sử dụng điện thoại” để việc ăn uống, nghỉ ngơi sẽ không bị xao lãng, ảnh hưởng.

Bố mẹ cũng cần hướng cho trẻ tham gia việc nhà để kéo sự tập trung của trẻ sang các việc khác ngoài kè kè chiếc điện thoại.

Việc của bố mẹ là hãy tạo hứng thú cho trẻ bằng cách coi việc nhà như những trò chơi, bé sẽ thích hơn và không cảm thấy khó chịu.

Cho trẻ tham gia các hoạt động vận động khác

Những lợi ích không ngờ từ hoạt động vận động hay vui chơi tự do ngoài trời là không thể chối cãi được. Bố mẹ hãy hướng cho con tham gia những hoạt động này khi đưa con đi chơi vào cuối tuần, giúp con xa rời với màn hình vuông.

Ngoài ra, hãy thử cho con tham gia các lớp học võ, bơi, hát, vẽ… hoặc đi cắm trại, dã ngoại, sinh hoạt câu lạc bộ… Chắc chắn những hoạt động tập thể sôi động và vui vẻ như vậy sẽ khiến con rất thích thú.

Theo Xe và Thể thao

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-dau-hieu-tre-dang-xem-dien-thoai-qua-nhieu-nhay-mat-lech-vai-so-3-moi-la-nang-nhat/20230206092245196
Zalo