7 cá thể hổ từng được giải cứu giờ thế nào?

Với sự chăm sóc, nuôi dưỡng của các nhân viên cứu hộ động vật thuộc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, 7 cá thể hổ Đông Dương đã đến tuổi trưởng thành, mỗi con nặng 120 – 170kg, dài hơn 1,5m, phát triển tốt.

Cận cảnh 7 cá thể hổ được nuôi ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Video: Phạm Trường.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) đang chăm sóc và nuôi dưỡng 7 cá thể hổ Đông Dương. Đây là những cá thể hổ được giải cứu hồi tháng 8/2021 từ một chuyên án buôn bán động vật hoang dã trái phép do Công an tỉnh Nghệ An thực hiện.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) đang chăm sóc và nuôi dưỡng 7 cá thể hổ Đông Dương. Đây là những cá thể hổ được giải cứu hồi tháng 8/2021 từ một chuyên án buôn bán động vật hoang dã trái phép do Công an tỉnh Nghệ An thực hiện.

Khi được giải cứu, mỗi cá thể hổ chỉ nặng 2-3 kg, yếu ớt và có dấu hiệu bị bệnh đường ruột. Sau đó, 7 con hổ được đưa về Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chăm sóc, và tháng 3/2022 thì bàn giao cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện để hổ phát triển tốt hơn.

Khi được giải cứu, mỗi cá thể hổ chỉ nặng 2-3 kg, yếu ớt và có dấu hiệu bị bệnh đường ruột. Sau đó, 7 con hổ được đưa về Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chăm sóc, và tháng 3/2022 thì bàn giao cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện để hổ phát triển tốt hơn.

Ông Phạm Kim Vương - Phụ trách phòng Cứu hộ động vật thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật cho hay, khu vực nuôi hổ rộng khoảng 5.000m2. Hổ được nuôi ở các chuồng riêng biệt rộng 26m2, xây kiên cố và có lớp tôn cách nhiệt, nền đất tự nhiên và bê tông kết hợp, cùng bể nước tắm và kệ nhằm đảm bảo môi trường sống phù hợp cho động vật hoang dã.

Ông Phạm Kim Vương - Phụ trách phòng Cứu hộ động vật thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật cho hay, khu vực nuôi hổ rộng khoảng 5.000m2. Hổ được nuôi ở các chuồng riêng biệt rộng 26m2, xây kiên cố và có lớp tôn cách nhiệt, nền đất tự nhiên và bê tông kết hợp, cùng bể nước tắm và kệ nhằm đảm bảo môi trường sống phù hợp cho động vật hoang dã.

Đây là giống hổ tự nhiên, nên khi được đưa về đơn vị để nuôi dưỡng và bảo vệ, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã xây dựng phương án chăm sóc phù hợp với loài, vừa giúp hổ phát triển tốt, vừa bảo đảm gần gũi với môi trường sống tự nhiên của hổ. Bên trong mỗi chuồng nuôi được trang bị camera để giám sát hoạt động thường xuyên của hổ.

Đây là giống hổ tự nhiên, nên khi được đưa về đơn vị để nuôi dưỡng và bảo vệ, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã xây dựng phương án chăm sóc phù hợp với loài, vừa giúp hổ phát triển tốt, vừa bảo đảm gần gũi với môi trường sống tự nhiên của hổ. Bên trong mỗi chuồng nuôi được trang bị camera để giám sát hoạt động thường xuyên của hổ.

“Hổ là loài động vật lớn, hung dữ nhưng rất thông minh, nhanh nhẹn. Sau nhiều năm chăm sóc, nuôi dưỡng, giữa cán bộ nhân viên chúng tôi và loài động vật này đều thấy gần gũi, quen thuộc. Hy vọng với sự chăm sóc đặc biệt, những cá thể hổ sẽ phát triển tốt”, ông Vương bày tỏ.

“Hổ là loài động vật lớn, hung dữ nhưng rất thông minh, nhanh nhẹn. Sau nhiều năm chăm sóc, nuôi dưỡng, giữa cán bộ nhân viên chúng tôi và loài động vật này đều thấy gần gũi, quen thuộc. Hy vọng với sự chăm sóc đặc biệt, những cá thể hổ sẽ phát triển tốt”, ông Vương bày tỏ.

Mỗi ngày, các con hổ được cho ăn hai bữa sáng và chiều với khẩu phần gồm: thịt bò, lợn, gà hoặc thỏ, được tính toán phù hợp với từng cá thể. Ngoài ra, đơn vị nuôi còn bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của loài động vật này.

Mỗi ngày, các con hổ được cho ăn hai bữa sáng và chiều với khẩu phần gồm: thịt bò, lợn, gà hoặc thỏ, được tính toán phù hợp với từng cá thể. Ngoài ra, đơn vị nuôi còn bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của loài động vật này.

Theo ông Vương, trong 7 cá thể hổ có 2 con đực, 5 con cái. Sau thời gian nuôi dưỡng, hổ đã đến tuổi trưởng thành, nặng 120-170kg, dài hơn 1,5m. Hàng năm, đơn vị sẽ mời các chuyên gia nước ngoài về kiểm tra sức khỏe, đo cân nặng, chiều dài cho hổ.

Theo ông Vương, trong 7 cá thể hổ có 2 con đực, 5 con cái. Sau thời gian nuôi dưỡng, hổ đã đến tuổi trưởng thành, nặng 120-170kg, dài hơn 1,5m. Hàng năm, đơn vị sẽ mời các chuyên gia nước ngoài về kiểm tra sức khỏe, đo cân nặng, chiều dài cho hổ.

Theo Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện kinh phí để nuôi dưỡng, chăm sóc đàn hổ được trích từ ngân sách tỉnh Quảng Bình, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng và xã hội hóa. Thời gian tới rào chắn khu vực bên ngoài để có thể cho hổ ra môi trường bán hoang dã, đảm bảo phát triển. Những cá thể Hổ Đông Dương này được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, hạng mục có nguy cơ tuyệt chủng cao. Loài này được xếp vào Nghị định 32 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ngăn cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán.

Theo Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện kinh phí để nuôi dưỡng, chăm sóc đàn hổ được trích từ ngân sách tỉnh Quảng Bình, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng và xã hội hóa. Thời gian tới rào chắn khu vực bên ngoài để có thể cho hổ ra môi trường bán hoang dã, đảm bảo phát triển. Những cá thể Hổ Đông Dương này được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, hạng mục có nguy cơ tuyệt chủng cao. Loài này được xếp vào Nghị định 32 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ngăn cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán.

Phạm Trường - Hoàng Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/7-ca-the-ho-tung-duoc-giai-cuu-gio-the-nao-post1737266.tpo
Zalo